Phương pháp SMC (Smart Money Concepts) – Phần 3

Xác định vùng thanh khoản của tổ chức lớn

Ở phần trước chúng ta đã được tìm hiểu về khái niệm vùng thanh khoản (liquidity), thanh khoản là yếu tố để thị trường hoạt động, trader kiếm được tiền hay thua lỗ cũng là vì thị trường có tính thanh khoản. Trong phần nội dung tiếp theo của phương pháp Smart Money Concepts –  Phần 3 này, tôi sẽ giải thích cho bạn hiểu về cách thị trường tạo thanh khoản và di chuyển trong cấu trúc tăng giá hoặc giảm giá.

>>Phương pháp SMC (Smart Money Concepts) – Phần 2

Trong cấu trúc tăng giá, có những trường hợp thị trường thất bại trong việc tạo đáy mới trước khi tiếp tục đẩy giá lên. Và khi thanh khoản không đủ để các tổ chức đẩy giá lên để phá vỡ mức đáy tương đương (Equal Low – EQL) thành khu vực có thanh khoản. Như hình bên trái:

Phương pháp SMC (Smart Money Concepts) – Phần 3
Xác định thanh khoản của tổ chức lớn

Và tương tự hình bên phải là cho xu hướng giảm, khi thanh khoản không đủ để các tổ chức đẩy giá xuống để phá vỡ mức đỉnh tương đương (Equal High- EQH) thành khu vực có thanh khoản.

Vùng giá thanh khoản của tổ chức lớn (Smart Money Concepts)

Vùng giá thanh khoản là vùng giá tự nhiên mà trader chúng ta thường sẽ đặt những lệnh chờ mua hoặc bán, chúng được xem như các ngưỡng hỗ trợ hoặc kháng cự hoặc được sử dụng để giao dịch phá vỡ.

Nhưng đối với các tổ chức thì điều mà họ làm với vùng giá này đó là họ sẽ giao dịch từ từ với khối lượng nhỏ ở vùng này và sau đó đẩy giá lên và hít dừng lỗ với những trader đang bán xuống (SELL) khi giá có dấu hiệu phá vỡ vùng giá thanh khoản. Đồng thời những trader đặt buy limit ở vùng thanh khoản này như một ngưỡng hỗ trợ cũng sẽ bị dừng lỗ. Và đó là cách thanh khoản hình thành.

Hình bên trái là vùng giá thanh khoản trong thị trường tăng giá. Và tương tự, chúng ta có cùng cách giải thích với điểm đỉnh tương đương (Equal High) trong thị trường giảm giá ở hình bên phải. Trong hình bên dưới, vùng ô vuông màu đỏ là vùng thanh khoản:

Phương pháp SMC (Smart Money Concepts) – Phần 3
Xác định vùng thanh khoản của tổ chức lớn

Như chúng ta thấy ở hình trên thì vùng được đánh dấu đỉnh đáy tương đương (EQL/EQH) chính là những vùng giá thanh khoản. Và những trader nhỏ lẻ sử dụng vùng này như những ngưỡng hỗ trợ kháng cự để giao dịch, cả 2 phe mua và bán đều bị dừng lỗ.

Việc của chúng ta đó là chờ cho giá hồi về vùng Order Block để tìm kiếm cơ hội giao dịch.

Ví dụ về thanh khoản trong xu hướng tăng

Các bạn quan sát biểu đồ bên dưới:

Phương pháp SMC (Smart Money Concepts) – Phần 3
Thanh khoản trong xu hướng tăng

Ta thấy thị trường nằm trong xu hướng tăng (Bullish Market) và vùng thanh khoản của chúng ta nằm ở mỗi vùng đáy cao hơn. Và trong những điều kiện thị trường này thì chúng ta có 2 kịch bản như sau:

  • Kịch bản 1: Nếu giá tiếp tục tạo đỉnh cao hơn đỉnh trước, thì việc của chúng ta là chờ giá hồi về vùng Order Block để tìm kiếm cơ hội giao dịch. Như hình bên dưới chúng ta chờ giá hồi về vùng kẻ ngang để tìm cơ hội mua theo xu hướng tăng:
Phương pháp SMC (Smart Money Concepts) – Phần 3
Kịch bản 1

Trong biểu đồ Vàng khung H4 thực tế dưới đây, khi giá đã phá qua đỉnh cũ tạo đỉnh mới cao hơn. Lúc này, chúng ta sẽ chờ đợi giá hồi về vùng OB cùng với xuất hiện cây nến Pin Bar rút chân đẹp. Vào lệnh Buy theo xu hướng tăng.

Phương pháp SMC (Smart Money Concepts) – Phần 3
Biểu đồ Vàng khung H4 thực tế
  • Kịch bản thứ 2 đó là giá thất bại trong việc phá vỡ đỉnh cao hơn, và nó giảm xuống tạo đáy thấp hơn, thì lúc đó chúng ta sẽ đợi giá hồi về vùng OB để canh bán. Như hình bên dưới:
Phương pháp SMC (Smart Money Concepts) – Phần 3
Kịch bản thứ 2

Trong trường hợp khác biểu đồ Vàng khung H4 thực tế dưới đây, khi giá đã thất bại trong việc phá vỡ đỉnh cũ để tạo đỉnh mới cao hơn. Khi này, xu hướng đã hình thành đỉnh sau thấp hơn đỉnh trước, đáy sau thấp hơn đáy trước. Xác nhận xu hướng đã đảo chiều từ tăng sang giảm. Lúc này, chúng ta sẽ chờ đợi giá hồi về vùng OB, vào lệnh Sell theo xu hướng giảm.

Phương pháp SMC (Smart Money Concepts) – Phần 3
Chúng ta sẽ chờ đợi giá hồi về vùng OB, vào lệnh Sell theo xu hướng giảm

Ví dụ về thanh khoản trong xu hướng giảm

Các bạn quan sát biểu đồ bên dưới:

Phương pháp SMC (Smart Money Concepts) – Phần 3
thanh khoản trong xu hướng giảm

Ta thấy thị trường nằm trong xu hướng giảm (Bearish Market) và vùng thanh khoản của chúng ta nằm ở mỗi vùng đỉnh cao hơn (Higher High). Và trong những điều kiện thị trường này thì chúng ta cũng sẽ có 2 kịch bản như sau:

  • Kịch bản 1: Nếu giá tiếp tục tạo đáy thấp hơn đáy trước, thì việc của chúng ta là chờ giá hồi về vùng Order Block để tìm kiếm cơ hội giao dịch. Như hình bên dưới chúng ta chờ giá hồi về vùng kẻ ngang để tìm cơ hội Bán theo xu hướng giảm:
Phương pháp SMC (Smart Money Concepts) – Phần 3
Kịch bản 1 xu hướng giảm

Trong biểu đồ GBPUSD khung H1 thực tế dưới đây, khi giá đã thành công trong việc phá vỡ đáy cũ để tạo đáy mới thấp hơn. Chứng tỏ xu hướng giảm vẫn tiếp tục được ủng hộ. Chúng ta sẽ chờ đợi giá hồi về vùng OB và đặt lệnh Sell theo xu hướng giảm.

Phương pháp SMC (Smart Money Concepts) – Phần 3
biểu đồ GBPUSD khung H1 thực tế
  • Kịch bản thứ 2 đó là giá thất bại trong việc phá vỡ đáy thấp hơn, và nó tăng lên tạo đỉnh đáy cao hơn, thì lúc đó chúng ta sẽ đợi giá hồi về vùng OB để canh mua theo xu hướng tăng. Như hình bên dưới:
Phương pháp SMC (Smart Money Concepts) – Phần 3
Kịch bản 2 xu hướng giảm

Trong biểu đồ Bitcoin khung H1 dưới đây, giá đã thất bại trong việc phá vỡ đáy cũ để tiếp tục xu hướng giảm. Vì vậy khi giá tiếp tục hình thành đỉnh sau cao hơn đỉnh trước chứng tỏ xu hướng đã đảo chiều từ giảm sang tăng (đỉnh sau cao hơn đỉnh trước và đáy sau cao hơn đáy trước). Bây giờ chúng ta sẽ canh Buy theo xu hướng khi giá hồi về vùng Order Block.

Phương pháp SMC (Smart Money Concepts) – Phần 3
biểu đồ Bitcoin khung H1

 

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *