Phương pháp SMC (Smart Money Concepts) – Phần 2

Xác Định Vùng Cung Cầu và Order Block

Trong phần 1 ở bài viết trước, chúng ta đã làm quen với khái niệm Phương pháp SMC cũng như quy tắc xác định cấu trúc thị trường rồi. Về bản chất, phương pháp SMC sẽ làm rõ hơn trong việc xác đinh cấu trúc và xu hướng của thị trường.

>>Phương pháp SMC (Smart Money Concepts) – Phần 1

Bài viết tiếp theo này chúng ta sẽ tập trung vào các vùng cung cầu nơi các tổ chức lớn thường đặt các lệnh chờ. Tại nơi đó, chúng ta sẽ tìm kiếm cơ hội để giao dịch và lợi nhuận.

1. Xác định vùng Supply Demand và Orderblock (OB)

Đây là khái niệm chắc hẵn không phải xa lạ với anh em trader chúng ta. Đây là khái niệm kỹ thuật rất quan trọng trong hệ thống SMC vì nó giúp trader xác định được vùng giá quan trọng để giao dịch.

Mọi thị trường đều có cung và cầu. Trong đó Cung đại diện cho phe bán và Cầu đại diện cho phe mua. Khi giá tăng người bán sẵn sàng bán ra và theo đó sản phẩm cũng vì vậy mà tăng theo. Nó sẽ tăng đến một giới hạn nào đó thì nhu cầu của người mua sẽ giảm vì họ sẽ muốn mua với giá thấp hơn. Hay còn gọi là mua thấp bán cao.

Hình bên dưới thể hiện đơn giản nhất về cung và cầu, với mua ở giá thấp (Discount Price) và bán ở giá cao (Premium Price). Giá thực tế sẽ đi từ vùng giá này đến vùng giá khác hay cụ thể là đi từ vùng cung đến vùng cầu và ngược lại. Đó là lý do chúng ta cần mua ở vùng cầu và bán ở vùng cung.

Phương pháp SMC (Smart Money Concepts) – Phần 2
Mua ở vùng Cầu và Bán ở vùng Cung
 

Và ngược lại, bán ở vùng cung và mua ở vùng cầu. Như hình bên dưới:

Phương pháp SMC (Smart Money Concepts) – Phần 2
Bán ở vùng Cung và Mua ở vùng Cầu
 

Biểu đồ bên dưới là một ví dụ thực tế về việc bán ở vùng cung trên thị trường Forex:

Phương pháp SMC (Smart Money Concepts) – Phần 2
Biểu đồ Vàng khung ngày thể hiện bán ở vùng Cung
 

Hoặc mua ở vùng cầu:

Phương pháp SMC (Smart Money Concepts) – Phần 2
Biểu đồ USDJPY khung ngày thể hiện mua ở vùng Cầu
 

Có thể thấy ý tưởng giao dịch ban đầu cho hệ thống SMC này chính là lựa chọn những vùng cung cầu mạnh để chúng ta tìm cơ hội giao dịch.

2. Order Block (Khối lệnh)

Order Block (OB) thực chất là một vùng cung cầu đặc biệt. Thị trường di chuyển bởi các lệnh đặt hàng. Khi giá giao dịch trong một phạm vi kéo dài, giá được giữ ở 2 mức nơi mà các Ngân hàng và tổ chức tài chính (Bank and Financial Institution – BFI) tích lũy các lệnh cả từ bên bán và bên mua, mục tiêu của họ là tích lũy đủ khối lượng lệnh để hỗ trợ động thái lớn tiếp theo mà họ thực hiện.

Order Block được phân loại thành 2 dạng: Order Block thông thường và Breaker Order Block.

2.1. Order Block thông thường

Bạn quan sát hình bên dưới, đây là kiểu Order Block thông thường: Đây là vùng order block gồm có 2 nến, một tăng một giảm và lưu ý nến thứ 2 phải lớn hơn nến đầu tiên.

Phương pháp SMC (Smart Money Concepts) – Phần 2
Order Block thông thường
 

Hình bên trái là Order Block tăng giá (Bullish OB) và bên phải là Order Block giảm giá (Bearish OB).

2.2. Breaker Order Block

Phía bên trái là Breaker Order Block tăng giá (Bullish Breaker) và phía bên phải là Breaker Order Block (Bearish Breaker) giảm giá.

Phương pháp SMC (Smart Money Concepts) – Phần 2
Breaker Order Block
 

Giải thích một chút về kiểu order block này nhé.

• Breaker OB tăng giá (Bullish OB) xảy ra khi giá hình thành đáy thấp hơn (LL), các tổ chức lớn thu thập thanh khoản bằng cách phá vỡ đáy trước đó và sau đó thì giá tăng lên và thu thập thanh khoản của phe mua ở đỉnh trước đó và tạo đỉnh cao hơn. Sau đó thì giá sẽ quay trở về và kiểm tra lại đỉnh trước đó và tăng ngược trở lại.

• Tương tự, Breaker OB giảm giá (Bearish OB) xảy ra khi giá hình thành đỉnh cao hơn (HH), các tổ chức lớn thu thập thanh khoản bằng cách phá vỡ đỉnh trước đó và sau đó thì giá giảm xuống và thu thập thanh khoản của phe bán ở đáy trước đó và tạo đáy thấp hơn. Sau đó thì giá sẽ quay trở về và kiểm tra lại đáy trước đó và quay đầu giảm. Như hình bên dưới:

Như vậy là bạn đã nắm được 2 loại Order Block, bây giờ chúng ta đi vào một vài biểu đồ giá thực tế để bạn có thể nắm được cách thức xác định những vùng Order Block này như thế nào nhé.

Nên chúng ta có thể thấy được một đặc điểm rất đặc trưng của khối OB đó là giá sau khi thoát ra khỏi những khối lệnh này thì di chuyển rất mạnh, nó thể hiện được động thái mạnh của các tổ chức lớn sau khi họ tích lũy đủ vị thế của mình.

Dưới đây là minh họa đơn giản về cách mà một khối OB được hình thành:

Phương pháp SMC (Smart Money Concepts) – Phần 2
Cách mà một khối OB được hình thành
 

Thực tế vùng hình thành các khối lệnh (OB) là khá lớn nên các trader thường lấy phần cuối cùng của khối lệnh này trước khi động thái mạnh bắt đầu. Hay nói cách khác đó là chúng ta có thể chọn phần giá giảm cuối cùng trước khi thị trường tăng giá và ngược lại chọn phần tăng giá cuối cùng trước khi thị trường giảm giá.

Điều này rất quan trọng trong việc tìm ra nhóm đơn hàng cuối cùng được đặt trước khi những động thái mạnh diễn ra. Trong điều kiện thuận lợi, một trader có thể tìm cơ hội để giao dịch cùng hướng với tổ chức lớn để kiếm được mức lợi nhuận tiềm năng nhưng rủi ro lại rất nhỏ. Nên việc xác định được khối OB cuối cùng trước khi thị trường di chuyển mạnh là rất quan trọng, nó tạo ra lợi thế giao dịch rất lớn cho trader sau này.

Các bạn nhìn hình bên dưới:

Phương pháp SMC (Smart Money Concepts) – Phần 2
Một vùng giá đi ngang được hình thành trước một đợt tăng giá bùng nổ tạo nên vùng cầu
 

Một vùng giá đi ngang được hình thành trước một đợt tăng giá bùng nổ tạo nên vùng cầu. Giá thấp nhất của vùng giá đi ngang đã được nắn chỉnh để lấy thanh khoản (Liquidity Grab) và như hình trên thì ta gọi là quét thanh khoản hay sweep of liquidity.

Hành động này khiến những người mua và bán trong vùng giá đi ngang này đều bị dừng lỗ, đồng thời tạo thêm thanh khoản cho BFI để mua hoặc bán.

Sau khi quét thanh khoản xong, thị trường tăng mạnh phá vỡ vùng kháng cự của vùng giá đi ngang thì chúng ta xác định được vùng cầu như hình trên. Tuy nhiên vùng giá này đôi khi rất lớn, đó là lý do vì sao chúng ta phải về khung thời gian thấp hơn để tinh chỉnh (Refinement) và chúng ta gọi đó là order block (khối lệnh).

Chúng ta nhìn hình trên, đó chính là cách  xác định vùng cung cầu và cách mà giá rời khỏi vùng cầu. Cũng theo nguyên tắc tương tự chúng ta có cách thức xác định khối OB với vùng cung:

Phương pháp SMC (Smart Money Concepts) – Phần 2
Cách thức xác định khối OB với vùng cung
 

Giá quét thanh khoản của người mua và người bán trong vùng giá đi ngang đồng thời tạo thanh khoản cho BFI. Sau đó giá giảm mạnh phá vỡ hỗ trợ của vùng giá đi ngang và tạo nên vùng cung. Chúng ta di chuyển xuống khung thời gian thấp hơn để tinh chỉnh vùng cung này, ta có khối OB. Các bạn nhìn biểu đồ thực tế, hình bên dưới là vùng cầu được hình thành sau khi quét thanh khoản:

Phương pháp SMC (Smart Money Concepts) – Phần 2
Vùng cầu được hình thành sau khi quét thanh khoản
 

Biểu đồ bên dưới là vùng cung được hình thành sau khi quét thanh khoản:

Phương pháp SMC (Smart Money Concepts) – Phần 2
Vùng cung được hình thành sau khi quét thanh khoản
 

Trên đây là cách xác định vùng cung cầu và orderblock đơn giản. Trong phần tiếp theo chúng ta sẽ tiếp tục tìm hiểu và xác định vùng thanh khoản nơi mà dấu vết của các tổ chức lớn xuất hiện ở đó. Mời các bạn đón xem!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *