Tín dụng xanh sẽ tạo thành xu hướng dòng tiền chính dẫn dắt nền kinh tế

Tín dụng xanh sẽ tạo thành xu hướng dòng tiền chính dẫn dắt nền kinh tế

TS. Trần Du Lịch – Thành viên Hội đồng tư vấn chính sách tài chính, tiền tệ quốc gia khẳng định trong tương lai, tín dụng xanh sẽ tạo thành xu hướng dòng tiền chính dẫn dắt nền kinh tế phát triển.

Chuyển đổi xanh vừa tạo ra cơ hội vừa tạo ra thách thức

TS. Trần Du Lịch chia sẻ tại talkshow.

Tại Talkshow “Giải pháp phát triển tín dụng xanh tại Việt Nam” tổ chức ngày 29/05/2024, TS. Trần Du Lịch – Thành viên Hội đồng tư vấn chính sách tài chính, tiền tệ quốc gia chia sẻ từ năm 2014, Chính phủ đã có Quyết định 403 giao cho Ngân hàng Nhà nước (NHNN) ban hành một số chính sách liên quan đến tín dụng xanh và NHNN cũng đã ban hành nhiều thông tư, quyết định, triển khai, đến nay đã được 9 năm.

Chuyển đổi xanh là xu hướng tất yếu, vừa tạo ra cơ hội nhưng cũng đặt ra nhiều thách thức cho những nước đang phát triển. Trên thực tế, một số ngành xuất khẩu của Việt Nam gặp khó do chậm chuyển đổi xanh như dệt may…

Từ kinh nghiệm quốc tế, năm 2008, trong điều kiện khủng hoảng tài chính toàn cầu, Hàn Quốc đã phát triển kinh tế xanh toàn vẹn, từ các lĩnh vực ưu tiên đến chiến lược quốc gia đồng bộ và đã thành công.

Tại Việt Nam, Luật Bảo vệ môi trường có hiệu lực từ 01/01/2022 đã đề ra một số lĩnh vực liên quan để cấp tín dụng xanh khá rộng: Sử dụng hiệu quả tài nguyên thiên nhiên, những dự án liên quan đến ứng phó biến đổi khí hậu, quản lý chất thải, nhà ở môi trường, phụ chồi hệ sinh thái tự nhiên… Đây là khung tương đối rộng và hiện đang triển khai.

Riêng tại TPHCM, ông Lịch cho rằng đối tượng ưu tiên thúc đẩy kinh tế xanh trong chiến lược phát triển Thành phố đang quy hoạch là lĩnh vực năng lượng tái tạo, điện mặt trời, điện mái nhà, điện sinh khối, các chương trình chuyển giảm khí thải trong giao thông…

Hiện, các khu công nghiệp đang từng bước chuyển đổi xanh, giảm khí thải carbon trong 1 đơn vị sản xuất. Sắp tới đây, khi định hình thị trường tín chỉ carbon, những doanh nghiệp không đủ yêu cầu, chắc chắn phải mua tín chỉ, và những doanh nghiệp thừa có thể bán tại thị trường này. Một trong những chi phí tài chính trong tương lai chính là mua hoặc thu lời từ tín chỉ carbon.

Những vấn đề này đặt ra bài toán thúc đẩy hỗ trợ cho các doanh nghiệp trong tín dụng xanh. Vấn đề này cần được làm mạnh mẽ hơn. TS. Trần Du Lịch cho rằng, để thực hiện được cần có chính sách và ngân sách hỗ trợ từ Chính phủ.

“Năm 2018, NHNN đã phối hợp với Tập đoàn Tài chính Quốc tế IFC tổ chức và đánh giá bổ sung, hỗ trợ ngân hàng thương mại (NHTM) trong vấn đề đánh giá rủi ro môi trường để cấp tín dụng xanh. Đây là vấn đề quan trọng, tạo niềm tin và chỗ dựa cho NHTM để triển khai vấn đề này. Đây là xu hướng tất yếu và phải làm mạnh mẽ. Hiện nay, có 2 cơ hội là chuyển đổi xanh và chuyển đổi số. Nếu chậm 2 vấn đề này, sẽ gặp nhiều thách thức”, ông Lịch khẳng định.

Tín dụng xanh tạo thành xu hướng dòng tiền dẫn dắt nền kinh tế

TS. Trần Du Lịch cho rằng phải định nghĩa được danh mục, lĩnh vực, ngành nghề đáp ứng tiêu chí xanh, tiêu chí nào không đáp ứng xanh. Ông Lịch cũng kiến nghị Chính phủ trong kế hoạch 5 năm tới (2026-2030), hướng tới kinh tế xanh làm tiêu chí triển khai chính sách.

Đầu tiên, giao ngân hàng đẩy mạnh tín dụng xanh, nhưng NHNN vẫn quản lý tín dụng theo hạn mức, nên chăng mở rộng hạn mức về tín dụng xanh. Nếu ngân hàng làm tín dụng xanh thì có thể không chịu trần hạn mức tín dụng cho mảng xanh. Như vậy, dư địa để NHTM thực hiện tín dụng xanh khá lớn.

Thứ hai, TPHCM có thể áp dụng một số cơ chế hỗ trợ lãi suất như từng làm cho đổi mới công nghệ để tạo sức bật cho tín dụng xanh.

Thứ ba, năng lực quản trị của NHTM về tín dụng xanh, đội ngũ chuyên gia đánh giá tác động của tín dụng xanh cần được chú trọng. Lực lượng này có vai trò giám sát dòng tiền của tín dụng xanh, để đảm bảo dòng vốn vay chảy đúng vào “chỗ xanh”.

Cuối cùng, tận dụng được các nguồn tín dụng quốc tế đã cam kết. Các ngân hàng cần có chính sách, để tận dụng được các quỹ đầu tư tín dụng xanh của thế giới, làm phong phú cho nguồn vốn trong tương lai.

“Những điều này có thể thúc đẩy tín dụng xanh, nhưng qua 9 năm thực thi, cần hoàn thiện toàn bộ hệ thống pháp luật, chính sách dẫn dắt sự phát triển tín dụng xanh. Trong thời gian tới, từ tháng 6 trở đi, nếu không xanh hóa được kinh tế, chúng ta không phát triển được.

Ở nước ngoài, phần lớn doanh nghiệp đều được cấp hạn mức về khí thải, nếu không đạt thì phải mua, tín chỉ carbon bắt buộc rất đắt, đây là rảo cản trong tương lai về phi thuế quan. Nếu không nhận thức được việc này, mở đường về tín dụng xanh, cả doanh nghiệp và nền kinh tế sẽ chịu thiệt hại”, TS. Trần Du Lịch khẳng định.

Cát Lam

FILI

[ad_2]
Nguồn VietStock

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *