Hầu hết các nhà giao dịch đều có cho mình ít nhất một khái niệm cơ bản về thị trường ngoại hối và thị trường chứng khoán. Khi thị trường chứng khoán được bơm vào một lượng tiền khổng lồ của một quốc gia. Dẫn đến đồng nội tệ của quốc gia đó cũng nhận được sự giao động.
Kèm theo đó là loại tiền tệ của một cặp tiền trong thị trường ngoại hối cũng sẽ biến động đồng thời.
Đối với thị trường tài chính thì trái phiếu và tiền tệ là những sản phẩm đầu tư hoàn toàn khác nhau. Nhưng dựa trên phân tích của những chuyên gia kinh tế thì mối liên hệ lợi suất trái phiếu và tiền tệ được xem là rất mật thiết.
Tuy nhiên, mối liên hệ này được hiểu như thế nào? Hãy cùng Hcapital tìm hiểu mối liên hệ lợi suất trái phiếu và tiền tệ ở bài viết này nhé.
Hiểu đúng về lợi suất trái phiếu
Trái phiếu hay còn được gọi với thuật ngữ quen thuộc là IOU – I Own You. Đây là một dạng chứng từ ghi nợ được các tổ chức phát hành và sử dụng để vay tiền. Một trái phiếu được hình thành khi và chỉ khi thành phố, chính phủ hoặc các công ty đa quốc gia cần rất nhiều kinh phí để chi trả cho các hoạt động của họ.
Khi đó nhóm đối tượng này sẽ bán trái phiếu của mình cho cá nhân hoặc tổ chức khác. Hay nói cách khác, khi bạn sở hữu trái phiếu có hiệu lực từ chính phủ, thành phố hay tổ chức thì tức nghĩa họ đã trở thành con nợ của bạn.
Vậy cổ phiếu và trái phiếu khác nhau như thế nào? Đây là điều mà các nhà đầu tư luôn đặt nghi vấn. Hiện trái phiếu và cổ phiếu có điểm khác biệt lớn nhất chính là thời gian nhận lại khoản tiền đã cho vay.
Chúng ta có thể lý giải chi tiết hơn là trái phiếu thường có quy định thời gian đáo hạn. Tức là chủ sở hữu sẽ nhận lại khoản tiền cho vay trong một ngày xác định cụ thể.
Ngoài ra khi đầu tư vào trái phiếu, bạn sẽ trả tiền với một mức lãi suất nhất định trong một khoảng thời gian nhất định.
Và đó gọi là lãi suất trái phiếu. Còn những khoản mà nhà đầu tư phải trả lãi định kỳ được gọi với thuật ngữ chuyên ngành là trả lãi suất định kỳ.
Bên cạnh những thuật ngữ trên nhà đầu tư cần phải biết đến lợi suất trái phiếu liên quan đến tỷ lệ lợi nhuận hoặc mức hoàn vốn của trái chủ. Còn giá trái phiếu được hiểu là mức tiền mà nhà đầu tư phải trả để sở hữu trái phiếu.
Từ luận điểm trên, ta sẽ thấy được giá trái phiếu và lợi suất trái phiếu sẽ nghịch chiều nhau. Theo đó, nếu:
- Giá trái phiếu tăng thì lợi suất trái phiếu sẽ giảm.
- Hoặc giá trái phiếu giảm thì lợi suất trái phiếu sẽ tăng.
Tìm hiểu mối liên hệ lợi suất trái phiếu và tiền tệ
Nhưng điều bạn đang muốn là tìm hiểu mối liên hệ lợi suất trái phiếu và tiền tệ? Vậy chúng có mối tương quan như thế nào?. Sau khi tìm hiểu những thông tin cơ bản về lợi suất trái phiếu là gì? Chúng ta hãy đến phần phân tích quan trọng nhất của bài viết này.
Các nhà giao dịch của chúng ta hãy ghi nhớ một điều là các thị trường tài chính sẽ tác động mạnh mẽ đến sự di chuyển giá của đồng tiền tệ.
Trên thực tế, lợi suất trái phiếu thật sự là một chỉ số tuyệt vời để phản ánh sức mạnh thị trường chứng khoán của một quốc gia và đồng thời làm tăng nhu cầu về một đơn vị tiền tệ của quốc gia đó.
Điển hình như, lợi suất trái phiếu Mỹ đang phản ánh tích cực về thị trường chứng khoán Hoa Kỳ, vậy thì tác động này kéo theo nhu cầu sử dụng đồng đô la Mỹ tăng một cách đáng kể.
Chúng ta hãy cùng xem xét và phân tích kịch bản mà Hcapital đưa ra dưới đây để tìm hiểu mối liên hệ lợi suất trái phiếu và tiền tệ một cách rõ nét nhất nhé.
Khi các nhà đầu tư cảm thấy quan ngại về sự an toàn của các khoản đầu tư trong thị trường chứng khoán thì thường họ gia tăng nhu cầu đối với trái phiếu. Vì điều này mà giá trái phiếu đã được đẩy cao hơn nhưng lợi suất trái phiếu thì bị suy giảm.
Thời điểm này, các nhà đầu tư thường có hành động quay lưng lại hoàn toàn với thị trường tài chính này. Và họ quyết định tìm kiếm đầu tư vào một sản phẩm tài chính khác nhưng đảm bảo sự an toàn và ít rủi ro. Có thể kể đến trong đó là trái phiếu Mỹ và lựa chọn nơi trú ẩn an toàn như đồng đô la Mỹ. Do với hành động này mà thị trường đã đẩy giá đô la Mỹ và trái phiếu Mỹ lên cao vượt bậc.
Ngoài ra, các nhà giao dịch cần phải lưu ý đến lãi suất trái phiếu được ban bố bởi chính phủ. Vì chúng là những chỉ số định hướng chung cho cả lãi suất của một quốc gia.
Chẳng hạn như, bạn đã đầu tư và tập trung đến kho bạc 10 năm ở Mỹ. Và khi một lãi suất trái phiếu tăng thì đồng USD cũng sẽ tăng theo. Ngược lại, khi một lãi suất trái phiếu giảm thì đồng USD cũng theo đó mà giảm theo. Điểm mẫu chốt ở ví dụ này chính là bạn phải biết được nhân tố nào đã tác động để trái phiếu của một quốc gia tăng hoặc giảm. Những nhân tố này có thể dựa trên sự kỳ vọng lãi suất hoặc sự bất ổn định của thị trường tài chính.
Nhưng làm sao bạn có thể áp dụng những lý thuyết này trên thị trường ngoại hối? Bạn hãy nhớ lại mục tiêu khi trading Forex của mình là không chỉ kiếm được thật nhiều pips mà còn nhắm đến một cặp tiền tệ phù hợp.
Để làm được điều này, trước tiên bạn phải so sánh nền kinh tế của những quốc gia đang nắm giữ loại tiền tệ mà bạn giao dịch. Chính vì thế, xem xét và tìm hiểu mối liên hệ lợi suất trái phiếu và tiền tệ là hết sức cần thiết.