TGĐ Phạm Văn Phong: Premium của GAS đang ở mức tốt nhất thị trường

TGĐ Phạm Văn Phong: Premium của GAS đang ở mức tốt nhất thị trường

Tại ĐHĐCĐ 2024 diễn ra vào sáng ngày 29/05, Tổng Giám đốc Tổng Công ty Khí Việt Nam – CTCP (PV GAS, HOSE: GAS) Phạm Văn Phong cho biết Doanh nghiệp hiện đang sở hữu vị thế là nhà cung cấp khí tự nhiên duy nhất ở Việt Nam, mang đến lợi thế đàm phán lớn với các nhà cung cấp. Đồng thời, GAS nắm phần lớn thị phần cung khí LPG, nên premium cũng đang ở mức tốt nhất thị trường.

Tại đại hội, trước câu hỏi về cơ chế giá nhập khẩu khí đốt từ phía cổ đông, ông Phạm Văn Phong cho biết việc nhập khẩu LNG của GAS phụ thuộc hoàn toàn vào cơ chế giá nhập khẩu và cơ chế giá thế giới. Đồng thời, ông tiết lộ hiện tại Doanh nghiệp đã tiếp xúc và đàm phán với hầu hết các nhà cung cấp lớn, chiếm tới 90% tổng lượng cung khí toàn cầu.

Tổng Giám đốc PV GAS Phạm Văn Phong. Ảnh: GAS

“GAS có vị thế đang là nhà cung cấp khí tự nhiên duy nhất tại Việt Nam, nên có lợi thế nhất định để đàm phán với các nhà cung cấp. Trong kế hoạch, GAS cùng cổ đông lớn PVN đang làm việc với các ban ngành theo 2 định hướng, và có tin rất vui là vừa qua Bộ Chính trị ban hành kết luận số 76, tạo cơ hội, tiền đề cho GAS phát triển. GAS cũng đã tiếp xúc với các hội tiêu thụ và các nhà cung cấp. Các nhà cung cấp này là nhóm lớn, chiếm tới 90% tổng lượng cung cấp khí toàn cầu” – trích lời ông Phong.

“Năm 2023, doanh thu kinh doanh quốc tế đạt gần 15,000 tỷ đồng. Điều này thể hiện chi phí nhập khẩu của GAS phải rất cạnh tranh mới có thể làm được như vậy”, ông Phong nói thêm.

Premium – Pre (tạm gọi là phụ phí): Trong này bao gồm phí bảo hiểm, phí vận chuyển tàu biển, chất lượng hàng (áp cao hoặc áp thấp, tùy thuộc vào chất lượng hàng mà có sự chênh lệch có thể vài chục USD), chi phí tài chính liên quan, lợi nhuận… tất cả sẽ được tập hợp để ra một số Pre.

Bên cạnh đó, một số cổ đông có thắc mắc về mức phụ phí (premium) đối với khí dầu mỏ hóa lỏng (LPG) của GAS. Trước câu hỏi này, ông Phong cho biết Premium được xem là bí mật kinh doanh của GAS nên không thể chia sẻ chi tiết. Tuy nhiên, với vị thế chiếm 70% thị phần Việt Nam, ông Phong khẳng định premium tại GAS đang ở mức tốt nhất thị trường và trong khu vực.

Nhập hơn 320 triệu m3 LNG từ đầu năm, tháng 6 tiếp tục nhập khí phục vụ cung ứng điện

Ông Phong chia sẻ, kho chứa khí LNG Thị Vải hoàn thành với 2 mục tiêu: Cấp bù lượng khí nội địa suy giảm trong ngắn hạn, và mục tiêu chính là cấp khí cho tổ hợp nhà máy điện Nhơn Trạch 3-4.

“Kho Thị Vải vừa qua phục vụ mục tiêu cấp bù sản lượng và nhu cầu tiêu thụ khí trong những ngày cao điểm của các hộ tiêu thụ điện và nhóm điện công nghiệp cho EVN. Thời điểm hiện tại, GAS đã nhập 320 triệu m3 khí từ 01/01/2024, giá trị hơn 3.5 ngàn tỷ đồng”, ông Phong nói thêm.

Giai đoạn từ nay đến cuối năm, ông Phong cho biết sẽ có 1 chuyến tàu nhập khẩu từ 10-15/06 để phục vụ nhu cầu các nhà máy điện. Nhà máy nhiệt điện Nhơn Trạch 3-4 theo dự kiến sẽ chạy thử vào tháng 09/2024, nên ngoài ra sẽ có chuyến tàu nhập khí phục vụ cho mục đích này.

Về sản lượng khí tối thiểu cung cấp cho các nhà máy Phú Mỹ 3, EVNGenco3, Nhơn Trạch 1, ông Phong công bố Phú Mỹ 3 hiện chạy 100% bằng LNG nhập khẩu, công suất 3 triệu m3 khí/ngày. Phú Mỹ 2 sẽ hết hợp đồng BOT vào tháng 2/2025, dự kiến sẽ cung cấp 140 triệu m3 khí từ nay đến hết hợp đồng.

Với các nhà máy của EVNGenco3, GAS sẽ cung cấp 1.85 tỷ m3 khí. Còn Nhơn Trạch 1 hiện đang đàm phán với EVN về cơ chế, nên cung cấp của GAS cho nhà máy phụ thuộc vào Qc (sản lượng điện theo hợp đồng) đàm phán được với Bộ Công Thương.

Châu An

FILI

[ad_2]
Nguồn VietStock

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *