Sóng ngầm dịch chuyển thị phần môi giới ở một nhóm công ty chứng khoán

Dịch vụ

Sóng ngầm dịch chuyển thị phần môi giới ở một nhóm công ty chứng khoán

Ngành chứng khoán đang chứng kiến sự cạnh tranh khốc liệt trong nghiệp vụ bán lẻ. Sự xuất hiện của các cái tên mới nổi đang tạo ra “sóng ngầm” dịch chuyển thị phần môi giới.

Nhà đầu tư chỉ có thể nhìn sự thay đổi trong bảng xếp hạng top 10 thị phần môi giới của các công ty chứng khoán (CTCK) trên sàn Hà Nội (HNX) và TP HCM (HOSE). Sự thay đổi trong nhóm nằm ngoài top thống kê thường khó nhận ra. Câu hỏi được nhiều nhà đầu tư quan tâm đó là vị thế của các tổ chức đang ở đâu trong bối cảnh sức ép cạnh tranh của ngành ngày càng được đẩy lên cao?

Dữ liệu giao dịch cổ phiếu của khách hàng tại các CTCK hé mở nhiều thông tin, trả lời cho câu hỏi trên. Cụ thể, trong năm 2023, hầu hết các CTCK đều ghi nhận giá trị giao dịch cổ phiếu của khách hàng sụt giảm. Xu hướng này đã được phản chiếu từ việc thanh khoản của toàn thị trường đi xuống sau khi tạo đỉnh trong năm 2022.

Theo Tổng Cục thống kê, giá trị giao dịch bình quân cổ phiếu năm 2023 đạt 17,624 tỷ đồng/phiên, giảm 12.6% so với năm trước. Thanh khoản thị trường chung co hẹp cộng với nhiều đối thủ tung ra chính sách thu hút khách hàng dẫn đến nhiều đơn vị giảm giá trị giao dịch cổ phiếu của khách hàng sâu hơn mặt bằng chung.

Trong bối cảnh đó, nhiều CTCK vẫn tăng trưởng về giá trị giao dịch khách hàng. Song cần phải nói rằng, số lượng đơn vị “ngược sóng” là không nhiều.

Trong năm 2023, giá trị giao dịch cổ phiếu của khách hàng tại Chứng khoán VPBank (VPBankS) tăng 168% , đánh dấu mức tăng trưởng cao nhất trong top 20 công ty dẫn đầu về thị phần môi giới trên thị trường chứng khoán Việt Nam.

Sau hai năm khởi động và chạy đà, giá trị giao dịch cổ phiếu của nhà đầu tư tại VPBankS gần cán mốc 100,000 tỷ đồng trong năm 2023. Quý đầu năm nay, con số này là 47,840 tỷ đồng, gấp gần 6 lần cùng kỳ, tiếp tục nằm nhóm tăng trưởng mạnh nhất ngành.

Nếu tiếp tục duy trì trong 3 quý còn lại, giá trị giao dịch cổ phiếu của nhà đầu tư tại VPBankS sẽ đạt 200,000 tỷ đồng trong năm 2024. Quy mô này tương đương với nhiều tổ chức lâu năm tham gia nghiệp vụ bán lẻ, bao gồm CTCK là công ty con của các ngân hàng khác.

Cùng với VPBankS, chỉ có hai cái khác trên thị trường đạt mức tăng trưởng trong năm 2023 là TCBS và DNSE, lần lượt đạt 5.66% và 13.67%.

Việc xuất hiện những trường hợp đi ngược xu hướng đồng nghĩa rằng sức ép cạnh tranh đã tạo làn sóng dịch chuyển khách hàng khá mạnh mẽ giữa các đơn vị. Không thể phủ nhận câu chuyện “kẻ được, người mất” đặt trong bối cảnh nhiều cái tên mới nổi đưa ra chiến lược để khẳng định vị thế, chiếm lĩnh thị phần.

Đơn cử, khi nhìn vào VPBankS, song hành với tăng vốn điều lệ lên đứng thứ 2 thị trường, Công ty này củng cố đội ngũ nhân sự, hoàn thiện dải sản phẩm, dịch vụ hỗ trợ cho cộng đồng khách hàng. Tổng số nhân sự của VPBankS cuối năm 2023 là 459 người, gấp đôi thời điểm giữa năm 2022 và gấp hơn 6 lần cuối năm 2021.

Việc phát triển đội ngũ tư vấn, nhân viên môi giới giàu kinh nghiệm cộng với việc ứng dụng sâu rộng công nghệ thông tin, VPBankS tăng thêm 205,000 khách hàng mới trong năm vừa qua, nâng tổng số tài sản của công ty lên 250,000 tài khoản. Tổng tài sản quản lý cũng tăng 294% so với mức cuối năm 2022.

Lượng khách hàng trên là tiền đề để VPBankS vươn mình vào top 10 công ty chứng khoán có dư nợ cho vay ký quỹ lớn nhất thị trường với hơn 7,000 tỷ đồng tại cuối năm 2023 (tăng 148%) và lên gần 9,000 tỷ đồng cuối tháng 3/2024 (tăng 25.7%).

Với tiềm lực vốn lớn, VPBankS dẫn đầu về tăng trưởng dư nợ margin trong ngành chứng khoán và còn dư địa cho vay khoảng 1 tỷ USD. Các chính sách ưu đãi, sản phẩm được đo ni đóng giày cho từng phân khúc vừa giúp đáp ứng đa dạng nhu cầu của khác hàng, vừa giúp tối ưu chi phí giao dịch.

Kết quả là, doanh thu từ mảng môi giới và cho vay của VPBankS liên tục đi lên. Trong quý đầu năm 2024, thu từ hai mảng này lần lượt đạt 67 tỷ đồng và 230 tỷ đồng, gấp 5.7 lần và 2.4 lần cùng kỳ năm ngoái. Trong năm 2023, nghiệp vụ môi giới và cho vay đem lại doanh thu 515 tỷ đồng và 127 tỷ đồng, gấp 2.1 lần và 2.8 lần năm 2022.

Cùng với lực lượng môi giới, đội ngũ phân tích chất lượng cao với các chuyên gia có nhiềm năm kinh nghiệm đã đưa ra ấn phẩm hữu ích, đồng hành với việc ra quyết định cho nhà đầu tư như báo cáo chiến lược thị trường, báo cáo phân tích doanh nghiệp, báo cáo phân tích chuyên sâu.

Chưa dừng lại ở đó, chuỗi hội thảo định kỳ VPBankS Talk và tuyến chương trình livestream tư vấn đồng hành với nhà đầu tư khi có nhu cầu giải đáp thắc mắc, tìm kiếm ý tưởng giao dịch, nghiên cứu doanh nghiệp.

Về sản phẩm, thực hiện triết lý “Nhìn qua lăng kính khách hàng”, VPBankS đã cho ra mắt nhiều sản phẩm mới, hoàn thiện hệ sinh thái sản phẩm nhằm thực hiện chiến lược trở thành One-Stop Shop. VPBankS cung cấp đa dạng sản phẩm từ rủi ro thấp (chứng chỉ quỹ), sản phẩm giao dịch, đầu tư (cổ phiếu, chứng quyền có đảm bảo) cho đến sản phẩm wealth (trái phiếu, danh mục đầu tư mẫu e-Portfolio với mức sinh lời vượt trội thị trường).

Cùng với đó, công ty cho ra mắt nhiều tính năng, công cụ đầu tư được phát triển trên nền tảng số NEO Invest (phiên bản Web/app), mang đến trải nghiệm đơn giản và tiện lợi.

Từ trường hợp của VPBankS có thể thấy rằng CTCK đang triển khai chiến lược cạnh tranh dựa trên nhiều nguồn lực khác nhau, từ vốn, con người, nền tảng công nghệ và hệ sinh thái của tập đoàn mẹ. Sức nóng cạnh tranh của ngành không ngừng gia tăng, sự dịch chuyển khách hàng sẽ tiếp tục diễn ra. Khi đó, “sóng ngầm” trong dịch chuyển thị phần môi giới khả năng chưa dứt.

FILI



  • VPBankS
  • thị phần môi giới
  • CTCK


[ad_2]
Nguồn VietStock

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *