Góc nhìn tuần 20 – 24/05: Rung lắc?

Góc nhìn tuần 20 – 24/05: Rung lắc?

CTCK Shinhan Việt Nam đánh giá thị trường tuần sau khó duy trì đà tăng mạnh, có khả năng gặp rung lắc khi tiệm cận vùng kháng cự cũ 1,280-1,300 điểm.

Áp lực chốt lời ngắn hạn gia tăng

CTCK Beta: Theo quan điểm kỹ thuật, về mặt xu hướng, sau tuần tăng điểm tích cực, VN-Index thể hiện xu hướng tích cực trong ngắn hạn khi nằm trên các đường trung bình quan trọng. Cặp (DI+, DI-) duy trì tín hiệu khả quan khi đường DI+ nằm trên đường DI-.

Các chỉ báo kỹ thuật như SAR, MACD tiếp tục duy trì tín hiệu tiêu cực, nhưng tín hiệu này đã suy yếu dần cho thấy rủi ro giảm điểm trong ngắn hạn đã ít dần trên thị trường. Trong giai đoạn hiện tại, vùng 1,240-1,250 điểm đang đóng vai trò hỗ trợ cho cho VN-Index.

Trong phiên giao dịch cuối tuần, thị trường gặp phải áp lực chốt lời khá lớn sau những phiên tăng điểm tốt trước đó, hơn nữa, VN-Index đang dần tiến đến vùng kháng cự mạnh 1,280-1,300 điểm. Do vậy, trong tuần giao dịch tiếp theo, rất có thể áp lực chốt lời ngắn hạn tiếp tục gia tăng, thị trường sẽ xuất hiện những nhịp rung lắc/điều chỉnh, vì vậy, các nhà đầu tư cần thận trọng theo dõi diễn biến thị trường, tránh tâm lý FOMO mua đuổi các cổ phiếu bằng mọi giá.

Đối với tầm nhìn trung dài hạn, có thể tận dụng các nhịp điều chỉnh để tích lũy cổ phiếu có nền tảng cơ bản tốt bởi với triển vọng nâng hạng thị trường trong tương lai sẽ là yếu tố hỗ trợ quan trọng cho thị trường trong năm nay.

Rung lắc

CTCK Shinhan Việt Nam (SSV): SSV đánh giá thị trường tuần sau khó duy trì đà tăng mạnh, nhà đầu tư sẽ xem xét những thông tin từ phát biểu của ông Powell và cuộc họp FOMC vào tuần sau để có hướng cho hành động tiếp theo.

Trên đồ thị tuần, thị trường tiếp tục kéo dài chuỗi đà tăng thứ tư với thanh khoản gia tăng, đóng cửa tại 1,273 (+28.4 điểm, +2.28%). Như vậy, thị trường đã chính thức lấy lại hết những điểm số trong phiên giảm kỷ lục ngày 15/04. SSV nhận định thị trường có khả năng gặp rung lắc khi tiệm cận vùng kháng cự cũ 1,280 – 1,300 điểm.

Tiếp tục đà tăng

CTCK Yuanta Việt Nam (Yuanta): Yuanta cho rằng thị trường có thể sẽ tiếp tục đà tăng trong phiên giao dịch đầu tuần và chỉ số VN-Index có thể sẽ thử thách mức kháng cự ngắn hạn 1,282 điểm. Đồng thời, thị trường có dấu hiệu bước vào giai đoạn biến động mạnh theo chiều hướng tích cực cho nên xu hướng ngắn hạn có thể sẽ rõ ràng hơn trong những phiên giao dịch tới, lưu ý các chỉ báo kỹ thuật tăng về gần vùng quá mua cho nên thị trường có thể sẽ xuất hiện các nhịp điều chỉnh trong những phiên giao dịch tới.

Ngoài ra, chỉ báo tâm lý tăng mạnh cho thấy các nhà đầu tư vẫn đang lạc quan với diễn biến thị trường hiện tại. Xu hướng ngắn hạn của thị trường chung vẫn duy trì ở mức tăng. Do đó, Yuanta khuyến nghị các nhà đầu tư ngắn hạn có thể tiếp tục nắm giữ tỷ trọng cổ phiếu cao trong danh mục.

Giằng co

CTCK Vietcap: Dự báo trong phiên tới (20/05), VN-Index sẽ tiếp tục giằng co trong vùng kháng cự. Nhóm cổ phiếu dẫn dắt đang có xác suất cao hơn sẽ điều chỉnh giảm và khiến VN-Index thoái lui. Ở kịch bản này, chỉ số sẽ kiểm định hỗ trợ MA5 tại 1,260 điểm và thấp hơn là hỗ trợ MA10, MA50 tại vùng 1,248-1,250 điểm.

Ngược lại, nếu lực mua tiếp tục gia tăng và chiếm ưu thế giúp VN-Index vượt qua vùng 1,273 điểm, chỉ số sẽ kéo dài đà tăng để hướng lên vùng đỉnh trung hạn tại 1,295-1,300 điểm.

Tích lũy tích cực, mở ra triển vọng vượt các vùng kháng cự mạnh

CTCK Sài Gòn – Hà Nội (SHS): Sau 3 tuần tăng điểm trước đó tiệm cận vùng 1,245 – 1,255 điểm tương ứng vùng giá cao nhất năm 2023. VN-Index tiếp tục tăng điểm tuần thứ 4 liên tiếp, tăng 2.28% lên mức 1,273.11 điểm và hướng đến vùng giá 1,280 điểm, giá cao nhất phiên giao dịch giảm mạnh ngày 15/04/2024. Nếu vượt qua được vùng giá này thì VN-Index sẽ hướng đến vùng giá quanh 1,300 điểm.

Như đã đề cập, thị trường tiếp tục tích cực, thể thiện qua chỉ số VN30 đã vượt lên vùng đỉnh giá quanh 1,305 điểm tháng 3/2024. VN-Index cũng vượt lên trên vùng kháng cự mạnh 1,250 điểm để quay trở lại kênh giá 1,250 -1,300 điểm, giá trung bình quanh 1,280 điểm, tương ứng giá cao nhất ngày 15/04/2024. Thị trường đang luân phiên phục hồi với các nhóm mã vốn hóa trung bình, nhỏ với kỳ vọng phục hồi lên lại vùng giá đỉnh tháng 3/2024 tương tự chỉ số VN30 khi VN-Index đã vượt lên vùng 1,250 điểm.

Xu hướng trung hạn của VN-Index trở lại kênh tích lũy 1,250 – 1,300 điểm sau nhịp giảm điểm mạnh, và phục hồi rất tốt. Với các yếu tố hỗ trợ trong tuần qua như CPI Mỹ thấp hơn dự báo, áp lực tỷ giá giảm khi chỉ số DXY giảm, các mức lợi tức trái phiếu chính phủ Mỹ giảm. Bên cạnh đó thị trường đón nhận tin tích cực về việc Bộ Thương mại Mỹ nghe tranh luận về việc công nhận Việt Nam là nền kinh tế thị trường. Điều này dẫn đến VN-Index trở lại tích lũy tích cực trong nền giá cao hơn.

Trong bối cảnh hiện tại, thị trường tích lũy khá tích cực, mở ra triển vọng VN-Index có thể vượt lên các vùng kháng cự mạnh. Vì vậy vẫn mở ra nhiều vị thế ngắn hạn tốt đối với các mã chưa phục hồi nhiều, có vùng giá tương đương, hoặc thấp hơn VN-Index 1,250 điểm, phù hợp các vị thế ngắn hạn. Nhà đầu tư ngắn hạn tiếp tục nắm giữ danh mục và hạn chế mua đuổi. Nhà đầu tư trung – dài hạn tiếp tục nắm giữ danh mục do mặt bằng giá hiện tại không còn quá hấp dẫn.

Giao dịch cẩn trọng

CTCK BIDV (BSC): Trong những phiên tới, thị trường có thể tiếp tục tiến đến ngưỡng kháng cự 1,280 điểm. Tuy nhiên, nhà đầu tư nên cẩn trọng trước áp lực chốt lời tại ngưỡng này.

Có thể xuất hiện nhịp chỉnh

CTCK Phú Hưng (PHS): Về mặt kỹ thuật, VN-Index tiếp tục có phiên tăng điểm tốt nhưng đà tăng thu hẹp lại. Tín hiệu xuất hiện nến tăng biến động thấp trong khi khối lượng duy trì cao, đi kèm là tỷ lệ cổ phiếu trên MA20 đã lên vùng quá mua cao.

Tín hiệu hiện tại cho khả năng đà tăng có thể còn tiếp diễn lên đỉnh cũ quanh 1,290 điểm, nhưng nếu tiếp tục duy trì tín hiệu tương tự, khả năng có thể có nhịp chỉnh trở lại để retest vùng tích lũy 1,234 – 1,257 điểm hoặc gap.

Chiến lược chung có thể tham gia với tỷ trọng ở mức trung bình, ưu tiên các cổ phiếu mạnh vượt đỉnh trước thị trường, thuộc các nhóm như công nghệ, hàng không, nhiệt điện, bán lẻ, phân bón, dệt may, dầu khí…

Kha Nguyễn

FILI



Các kênh đầu tư



  • góc nhìn
  • rung lắc
  • áp lực chốt lời
  • kháng cự
  • giằng co
  • cẩn trọng


[ad_2]
Nguồn VietStock

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *