Để trở thành Thành phố Lễ hội: Không dễ!

Để trở thành Thành phố Lễ hội: Không dễ!

Chỉ còn 2 ngày nữa là đến Lễ hội sông nước TP.HCM 2024, có quy mô gấp bội lần so với lần 1 – 2023, sẽ diễn ra từ 31/05 đến 09/06. Trước đó, lễ hội bánh mỳ TP.HCM có chủ đề “Bánh mỳ Việt Nam – Giá trị ẩm thực thế giới” diễn ra từ ngày 17-19/05 cũng đã xác lập kỷ lục với hơn 150 món ăn đi kèm bánh mỳ. Từ một món ăn du nhập của châu Âu đến việc tiếp biến để trở thành là món đặc sản, được Việt hóa trên bản đồ ẩm thực thế giới với tên gọi “banh my” mà không phải là baguette hay Vietnamese sandwich. 

Trước đó Hội đồng Nhân dân TP.HCM cũng đã ra nghị quyết về danh mục các sự kiện, lễ hội thường niên. Bao gồm: Lễ hội Áo dài TP.HCM, Ngày hội Du lịch TP.HCM, Lễ hội Sông nước TP.HCM, Hội chợ Du lịch Quốc tế TP.HCM (ITE HCMC), Tuần lễ Du lịch TP.HCM, Lễ hội bánh mỳ TP.HCM, Ngày sách và văn hóa đọc Việt Nam, Liên hoan âm nhạc quốc tế TP.HCM, Liên hoan phim quốc tế TP.HCM, Diễn đàn kinh tế TP.HCM, Tuần lễ triển lãm tăng trưởng xanh…

Điều đó cho thấy những nỗ lực nhằm hiện thực hóa định hướng xây dựng TP.HCM trở thành “Thành phố sự kiện”, “Thành phố Lễ hội” như một giải pháp bền vững cho việc vừa bảo tồn, phát huy các giá trị di sản thiên nhiên – con người vừa kích hoạt các trị giá khai thác kinh tế – du lịch – thương mại trong nguồn tài nguyên bản địa của thành phố đã được theo đuổi trong những năm gần đây.

Nhìn qua các hoạt động sự kiện – lễ hội thường niên sẽ thấy chúng mang tính tập trung khai thác các khía cạnh đặc thù, những ưu thế làm nên sức cạnh tranh của thành phố chứ không phải là duy trì theo kiểu “cả làng cùng vui”. Đó là điều đáng ghi nhận. Song để khai thác một cách hiệu quả, tạo hiệu ứng tốt về mặt tiếp thị lẫn định hình thị trường tin cậy của các khách hàng – du khách trong và ngoài nước thì còn quá nhiều việc phải làm cho thành phố.

Trước hết là hạ tầng đô thị – giao thông công cộng của thành phố đang là điềm trừ lớn nhất. Ngay từ cửa ngõ quốc gia – thành phố, sân bay Tân Sơn Nhất, hàng dài làm thủ tục nhập cảnh (khu vực quốc tế) đã nhận lấy rất nhiều cái lắc đầu cộng với cảnh kẹt xe liên tục xảy ra ở lối vào – ra khu vực sân bay. Cảnh tượng này lặp lại khá dày đặc khi di chuyển vào nội đô, trung tâm thành phố nên ngay cả khi chưa diễn ra sự kiện – lễ hội thì tâm lý của du khách đã bị ngán ngại.

Cộng với hình ảnh… rác đập vào mắt du khách ở hầu như mọi nơi, mọi lúc: từ công viên, bến bãi, vỉa hè cho đến quán xá, trước từng khu nhà ở, trường học… Điều đó vô tình dẫn tiếp tâm lý e dè, lo sợ vấn nạn mất an toàn vệ sinh thực phẩm – khi du khách tiếp cận, tham gia trải nghiệm ẩm thực đường phố chẳng hạn. 

Hệ thống cơ sở vật chất phục vụ cho combo sự kiện văn hóa – thể thao – du lịch cho đến nay vừa thiếu vừa yếu, tức chưa có công trình lớn, nhà thi đấu, trung tâm triển lãm, biểu diễn nghệ thuật chuyên nghiệp, đạt đẳng cấp quốc tế. Từ đó, sức hút với các tên tuổi lớn từ nghệ sĩ, vận động viên… cho đến nhà đầu tư, quỹ đầu tư, khai thác chưa cao. Các tour thuộc loại hình MICE vẫn gặp nhiều trở ngại do không đáp ứng nổi số lượng du khách đông, kết hợp đa dạng nhiều nhu cầu.

Ý thức và nỗ lực tạo ra những sản phẩm du lịch – văn hóa đặc thù là có và đã thành hình sản phẩm tuy nhiên, cho đến nay vẫn chủ yếu là “thi thố” giữa các quận huyện trong thành phố; còn so với tầm khu vực thì vẫn là khoảng cách khá xa. Từ đó, chưa làm bật lên “câu chuyện” của du lịch, văn hóa, thương hiệu thành phố, khiến du khách chưa mạnh dạn đặt tour hay xem đây là thị trường du lịch tiềm năng.

Nền tảng du lịch Klook Việt Nam vừa đưa ra kết quả khảo sát: 42% du khách Việt mong muốn du lịch đến một địa điểm vì một sự kiện cụ thể; một du khách khi tham gia các sự kiện đã/sẽ chi tiêu cho các dịch vụ lưu trú khách sạn, ăn uống nhà hàng, khám phá và trải nghiệm du lịch với mức gấp 4-5 lần so với giá vé sự kiện.

Vì vậy, để giải được tâm lý thoải mái, an tâm, an toàn, thích thú, tạo nhiều cảm hứng tích cực… cho du khách, từ đó ra được đáp án là “Thành phố sự kiện” – “Thành phố Lễ hội” thì những định đề cản ngại đã nêu cần phải sớm giải quyết và giải quyết một cách triệt để. Bên cạnh phải đầu tư, hoàn thiện quy trình quảng bá – xúc tiến, tổ chức – khai thác, dịch vụ chăm sóc – bảo hiểm ở tầm chuyên nghiệp mà chỉ mỗi việc thiết kế chương trình, sự kiện, lễ hội phải đảm bảo tính thường niên, ổn định để các công ty, đơn vị, cá nhân có thể lên kế hoạch từ sớm, có chính sách tốt nhằm đón đầu du khách số lượng lớn.

Các sự kiện thường niên của TP.HCM

Lễ hội Sông nước TP.HCM, Lễ hội Áo dài TP.HCM, Lễ hội bánh mì TP.HCM, Ngày hội Du lịch TP.HCM, Tuần lễ Du lịch TP.HCM, Hội chợ Du lịch Quốc tế TP.HCM (ITE HCMC), Ngày sách và văn hóa đọc Việt Nam, Liên hoan âm nhạc quốc tế TP.HCM; Liên hoan phim quốc tế TP.HCM; Diễn đàn kinh tế TP.HCM, Tuần lễ triển lãm Tăng trưởng xanh…

Quốc Học

FILI

[ad_2]
Nguồn VietStock

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *