Đánh giá sàn Forex FBS mới nhất

FBS có lẽ là sàn giao dịch phù hợp với trader mới vào nghề nhất, trong số những sàn forex uy tín đang hoạt động tại Việt Nam. Không những vậy, FBS còn rất biết cách làm truyền thông. Ngoài việc cực kỳ mạnh tay chi tiền quảng cáo, FBS luôn tập trung phát triển sản phẩm hay đưa ra những chính sách, chiến lược để tiếp cận khách hàng là trader mới vào nghề. Và cũng nhờ quảng cáo với tần suất liên tục trên nhiều phương tiện truyền thông, đã giúp cho FBS thu hút 1 lượng lớn nhà đầu tư giao dịch tại đây.

Như thường lệ, Dautuviet sẽ tiếp tục đưa ra các đánh giá về FBS, giống như rất nhiều sàn forex uy tín khác từng được chúng tôi review. Nếu bạn quan tâm đến

Một trong những bước đi rất khôn ngoan của FBS chính là tại mỗi quốc gia FBS đều có 1 website riêng trực thuộc từng quốc gia khác nhau, khác với những sàn forex còn lại, thường thông qua IP truy cập để tự động chuyển đổi sang chế độ ngôn ngữ mà thôi. Hiện tại, FBS đang sở hữu hơn 19 website khác nhau. Có thể chính vì lẽ đó, ngay lần đầu truy cập FBS đã tạo ra 1 cảm giác thân thiện, gần gũi và tin tưởng cho mỗi khách hàng, nên nhiều người đã tin tưởng lựa chọn FBS trở thành sàn giao dịch của họ.

Nhờ vậy, FBS đã thu được những thành công thực sự đáng nể như: phục vụ hơn 14 triệu triệu khách hàng đến từ 190 quốc gia trên thế giới; có 7000 tài khoản được tạo mới mỗi ngày. Thậm chí, FBS có số lượng khách hàng trung thành lên tới 80%, một con số thực sự vô cùng lớn mà bất cứ sàn forex nào cũng thèm muốn!

Giấy phép hoạt động sàn FBS

Hiện FBS chịu sự quản lý từ International Financial Services Commission (IFSC, đăng ký theo số 119717) và CySEC (theo đố 353534).

Công bằng mà nói, giấy phép FBS sở hữu không thực sự mạnh như nhiều sàn forex khác như ICMarkets, XM hay XTB (XTB đang sở hữu 12 giấy phép đến từ các cơ quan quản lý tài chính uy tín khác nhau như CySEC, FCA, BaFIN, CNMV, IFSC…) Tuy nhiên, với việc cấp phép từ CySEC phần nào thấy nỗ lực FBS trong việc cải thiện dịch vụ nhằm mang tới chất lượng tốt nhất cho trader.

Giấy phép đến từ CySEC có ý nghĩa như thế nào với sàn FBS cũng như trader?

So với một số cơ quan có thẩm quyền, CySEC tương đối tích cực trong việc kiểm tra sàn forex cũng như thông báo cho trader về các hoạt động đáng ngờ từ sàn. Điều đáng chú ý là CySEC tuân theo tất cả các nguyên tắc do MiFID (Chỉ thị về công cụ tài chính thị trường) đưa ra khi Síp trở thành thành viên của EU vào năm 2004. Nên trong trường hợp sàn forex do CySEC quản lý bị phá sản tất cả các trader sẽ được bảo hiểm bởi Quỹ bồi thường đầu tư lên tới 20.000 €.

Ngoài ra, CySEC còn có 1 số tiêu chuẩn mà sàn forex nào cũng phải tuân thủ nếu chịu sự quản lý từ cơ quan này:

  • Phải có tài khoản tách biệt. Đây là 1 yếu tố rất quan trọng không chỉ minh chứng cho sàn có tiềm lực tài chính tốt mà còn cho thấy sàn sẽ không lạm dụng tiền khách hàng vào những việc khác.
  • Sàn forex nói chung và FBS nói riêng khi chịu sự quản lý từ CySEC buộc phải có số vốn tối thiểu là 750.000 EUR để duy trì hoạt động của sàn nhằm đảm bảo sàn có đủ vốn trong bất kỳ trường hợp nào để thực hiện đầy đủ nghĩa vụ hợp đồng phát sinh trong các giao dịch đến từ khách hàng.
  • CySEC yêu cầu toàn bộ sàn forex phải nộp báo cáo tài chính được kiểm toán độc lập cho cơ quan này xem xét.
  • Phải là thành viên của Chương trình Quỹ bồi thường nhà đầu tư (ICFS) nhằm bảo vệ nhà đầu tư nếu sàn bị phá sản và không thể thực hiện nghĩa vụ theo hợp đồng với số tiền bảo hiểm lên tới 20.000 EUR.
  • Phải liệt kê đầy đủ các sản phẩm, dịch vụ cung cấp cho nhà giao dịch.

Như vậy, với các yêu cầu phía trên, có thể thấy cho dù chỉ mới sở hữu 2 giấy phép nhưng với sự đảm bảo từ CySEC cũng phần nào giúp trader yên tâm giao dịch tại FBS.

Một điểm đáng nói, CySEC mới chỉ cấp phép cho FBS từ tháng 8/2017, trong khi FBS được thành lập từ 2009, điều này cho thấy FBS thực sự rất nỗ lực để cải thiện và mở rộng thị trường nhằm cung cấp các dịch vụ tốt nhất tới khách hàng. Chính vì thế, với những gì FBS tạo dựng được, rất có thể trong 1 ngày không xa FBS sẽ tiếp tục được các cơ quan uy tín khác như FCA hay BaFIN cấp phép.

Các loại tài khoản tại sàn FBS

FBS cung cấp 5 loại tài khoản chính cho khách hàng bao gồm: tài khoản Cent, tài khoản Micro, tài khoản tiêu chuẩn Standard, tài khoản Zero Spread và tài khoản ECN.
Cũng tương tự như nhiều sàn forex Exness hay ICMarkets, FBS cung cấp tài khoản cho cả 2 phần mềm MT4 và MT5. Trong đó, MT4 sẽ có 5 loại tài khoản, còn MT5 sẽ chỉ có 2 loại tài khoản là Cent và Standard. Nếu muốn giao dịch cổ phiếu và CFD bạn nên lựa chọn mở tài khoản Cent và Standard thuộc MT5 bạn nhé.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *