Điều quan trọng nhất trong giao dịch Forex chính là việc tìm kiếm và thêm đúng vị thế của bạn khi giao dịch đi ngược lại kỳ vọng. Hay nói theo hướng khác, cách scale in trong giao dịch ngoại hối sẽ giúp nhà giao dịch xác định các vị thế một cách chính xác, nhằm giảm tỷ lệ rủi ro, thất thoát lợi nhuận.
Nhưng tại sao khi giao dịch thất bại lại phải thêm vào nhiều đơn vị và liệu chúng có lỗ nhiều hơn không? Việc thêm nhiều đơn vị vào vị thế lỗ không phải là chuyện dễ dàng. Và theo nhận định của Hcapital thì công việc này sẽ không phù hợp với các Newbie.
Đây là quá trình lệnh được chia nhỏ thành từng phần, thay vì trước đó bạn xác định toàn bộ vị thế trong một lệnh entry. Và để thực hiện được những điều này, nhà giao dịch cần phải tuân thủ theo những nguyên tắc nghiêm ngặt sau:
- Nguyên tắc 1: Nếu có điểm dừng lỗ xuất hiện, trader phải thường xuyên theo dõi chúng.
- Nguyên tắc 2: Các mức phạm vi của vị thế lên được lên kế hoạch trước khi tiến hành giao dịch.
- Nguyên tắc 3: Kích thước vị thế phải được tính toán trước. Đồng thời, tỷ lệ phần trăm rủi ro của các vị thế phải nằm trong khả năng chịu được của nhà giao dịch.
Để giúp trader hiểu rõ hơn về cách scale in trong giao dịch ngoại hối, Hcapital sẽ đưa bạn đến với dẫn chứng cụ thể bên dưới đây. Hãy cùng chúng tôi phân tích nhé!
Dẫn chứng cách scale in trong giao dịch ngoại hối
Nhìn vào biểu đồ bên dưới, nhà giao dịch sẽ thấy được cặp tiền tệ mà chúng ta trading đang nằm dưới mức 1.3200. Và thị trường đang chứng minh cho các nhà giao dịch về sự hợp nhất từ mức 1.2900 – 1.3000 (trước khi phá vỡ thấp hơn).
Sau một thời gian chạm đáy ở mức 1.2700 đến 1.2800, cặp tiền tệ này đã quay trở lại phạm vi hợp nhất gần đây. Để hiểu rõ hơn về từng trường hợp có thể xảy ra, chúng ta hãy tưởng tượng cặp tiền sẽ quay trở lại bên đi xuống tuy nhiên nhà giao dịch vẫn chưa xác định được một điểm chính xác. Lúc này đây, nhà giao dịch sẽ rơi vào một trong các trường hợp cụ thể và có cách scale in trong giao dịch ngoại hối như sau:
- Trường hợp 1: Nhà giao dịch sẽ bán tại mức hỗ trợ trở thành kháng cự 1.2900, tức ở vùng đáy của phạm vi hợp nhất. Tuy nhiên, cách scale in trong giao dịch ngoại hối này có một nhược điểm chính là cặp tiền có thể sẽ tăng giá trị cao hơn. Và nhà giao dịch sẽ mất đi cơ hội nhận được ở một mức giá tốt hơn.
- Trường hợp 2: Kiên nhẫn và chờ đợi giá chạm đến đỉnh hợp nhất tại mức 1.3000. Nhưng nếu chờ đợi đến phạm vi này thì khả năng hợp nhất lệnh có tỷ lệ rất thấp. Và các nhà giao dịch sẽ bỏ lỡ không ít cơ hội giao dịch tốt.
- Trường hợp 3: Kiên nhẫn và chờ đợi giá di chuyển đến vùng kháng cự tiềm năng. Sau đó giá sẽ dịch chuyển đi xuống dưới mức 1.2900 vào xu hướng giảm, trước khi vào lệnh. Đây có lẽ là cách scale in trong giao dịch ngoại hối thận trọng nhất. Vì khi đó nhà giao dịch đã kiểm soát được xu hướng thị trường. Nhưng nó cũng có một phần nhược điểm chính là bạn đã vụt mất cơ hội đặt vị thể ở xu hướng giảm giá với mức giá tốt hơn.
Trường hợp 4: Ở trường hợp này khá đặc biệt và quan trọng vì hầu hết các nhà giao dịch đều có thể gặp phải. Nếu như giá nằm trong vùng 1.2900 – 1.3000 thì có thể vào lệnh được không? Câu trả lời là chắc chắn được miễn là nhà giao dịch đã chuẩn bị trước các kế hoạch trading thích ứng. Nhưng để có cách scale in trong giao dịch ngoại hối tuyệt vời khi gặp trường hợp này, bạn phải thực hiện theo đúng 5 bước cụ thể bên dưới đây.
Bước 1: Xác định phạm vi dừng lỗ
Trong giao dịch ngoại hối lúc nào cũng thế, nếu bạn muốn quản trị rủi ro tốt đồng nghĩa bạn phải luôn đo lường và có kế hoạch trước. Đơn giản hóa vấn đề, chúng ta hãy giả sử nhà giao dịch chọn mức Stop Loss là 1.3100. Nếu giá rơi vào đúng phạm vi này thì chứng tỏ lệnh của bạn đã sai và có khả năng thị trường sẽ tiếp tục gia tăng cao hơn.
Bước 2: Xác định mức vào lệnh
Sau khi nhà giao dịch đã xác định được Stop Loss chúng ta tính tiếp mức entry khi học cách scale in trong giao dịch ngoại hối. Vùng 1.2900 và 1.3000 sẽ là vùng hỗ trợ và kháng cự cụ thể.
Bước 3: Xác định kích thước vào lệnh
Đây là bước quan trọng vì nhà giao dịch sẽ tính toán xem kích thước vào lệnh của mình có nằm trong vùng chịu được rủi ro hay không? Nếu như nhà giao dịch có 5000$ trong tài khoản cùng tỷ lệ rủi ro 2% thì bạn chỉ hao hụt 500$ cho mỗi lần giao dịch.
Bước 4: Thiết lập lệnh
Tùy vào từng thị trường giao dịch mà trader lựa chọn điểm bán cặp tiền tệ mà mình trading. Tại đây, Hcapital sẽ bán 2.500 đơn vị EUR/USD ở mức 1.2900. Theo đó, giá trị pip sau khi đã tính toán sẽ tương ứng là 0.25$ trên mỗi chuyển động.
- Nếu theo mức Stop Loss 1.3100 đã xác định ở trên thì nhà giao dịch có thể dừng 200 pip ở vị thế này. Tuy nhiên, các nhà giao dịch có thể tổn thất mất 50$, tức giá trị trên mỗi chuyển động pip (0,25 USD) x dừng lỗ (200 pips).
- Hoặc các nhà giao dịch có thể lựa chọn bán 5.000 đơn vị EUR/USD ở mức 1.3000. Cùng với Stop Loss là 1,3100 nhà giao dịch sẽ có điểm dừng 100 pip ở vị thế này. Và nếu điểm dừng của bạn tổn thất mất 50$, tức giá trị trên mỗi biến động của pip (0,5 USD) x mức dừng lỗ (200 pips).
Từ (1) và (2) chúng ta có thể kết luận rằng:
- Nhà giao dịch không bỏ lỡ cơ hội giao dịch khi vào lệnh ở mức 1.2900.
- Nhà giao dịch có thể vào lệnh với giá tối ưu ở mức 1.3000.
- Hơn hết, tỷ lệ rủi ro vẫn bằng với trường hợp chỉ vào một lệnh duy nhất. Vì hiện tại cách scale in trong giao dịch ngoại hối này bạn đã chia rủi ro cho 2 lệnh cụ thể.
Kết luận
Trên đây là một trong số rất nhiều trường hợp Scale in và thực tế giao dịch ngoại hối vẫn còn rất nhiều phạm vi khác mà Hcapital không thể nào liệt kê hết được. Nhưng nếu bạn thực hiện theo đúng các cách mà Hcapital đã nêu ra bên trên chắc chắn sẽ giúp ích cho nhà giao dịch rất nhiều. Chỉ cần nhà giao dịch nắm bắt được điểm dừng lỗ thì việc học cách Scale in sẽ đơn giản vô cùng.