Cách kết hợp RSI và MACD cực hiệu quả

Thị trường Forex là nơi quá biến động nhưng những biến động này vừa mang tính cực lẫn tiêu cực. Nếu như bạn biết cách nắm bắt được thị trường thì câu chuyện thành công trong Forex không hề khó. Nhưng để thực hiện được điều đó đòi hỏi nhà giao dịch phải trang bị cho mình một số phương pháp trading tối ưu.

Những phương pháp giao dịch sử dụng 1 công cụ kỹ thuật dường như đã quá phổ biến đối với tất cả mọi người. Tuy nhiên, sự kết hợp RSI và MACD lại mang tính đột phá cực kỳ cao. Đồng thời nó cũng được sử dụng mặc định trên một số nền tảng giao dịch. Từ đó trader nào cũng có thể vận dụng kết hợp RSI và MACD một cách tối ưu.

Tìm hiểu sự kết hợp RSI và MACD là gì?

  • Có thể nói cả hai chỉ báo RSI và MACD đều được rất nhiều nhà giao dịch ưa chuộng và sử dụng phổ biến trong thị trường Forex. Mặc dù cả hai công cụ này đều giúp nhà giao dịch xác định được tín hiệu xu hướng thị trường nhưng khi xét về cách thức hoạt động và cách áp dụng thì hoàn toàn khác nhau. Nhưng khác nhau không đồng nghĩa với sự khác biệt hoàn toàn.
  • Giữa chúng đều có sự liên kết chặt chẽ để giúp cho nhà giao dịch đưa ra quyết định trading đúng đắn hơn.
  • Cụ thể điểm chung giữa RSI và MACD chính là giúp cho nhà giao dịch xác định được điểm đặt lệnh mua và bán cặp tiền tệ một cách đẹp nhất. Tuy nhiên trước khi bạn muốn hiểu rõ hơn về sự kết hợp song kiếm hợp bích này thì chúng ta cùng tiềm hiểu sơ qua về khái niệm của chúng nhé.
Tìm hiểu sự kết hợp RSI và MACD là gì?
Tìm hiểu sự kết hợp RSI và MACD là gì?

Khái niệm chỉ báo RSI là gì?

  • Chỉ báo RSI được dịch từ thuật ngữ Relative Strength Index, tức chỉ báo tương đối. Trong một khoảng thời gian xác định thì chỉ báo này sẽ giúp cho nhà giao dịch đo lường được xu hướng và biến động của thị trường. 
  • Kết cấu của chỉ báo RSI khá đơn giản với khung thời gian được sử dụng mặc định là 14 kỳ nhưng các trader có thể tinh chỉnh để phù hợp với “style trading” của mình. 
  • Các tín hiệu của chỉ báo RSI sẽ giúp bạn xác định được thị trường đang ở mức quá mua hay quá bán. Đối với quá mua thì các nhà giao dịch hãy thật cẩn trọng với lệnh giao dịch của mình vì đây là thời điểm thị trường đang hoạt động cực kỳ hưng phấn. Còn đối với quá bán thì bạn cần phải cảnh giác hơn vì nó cho ra các tín hiệu đảo chiều chứ không chắc chắn khẳng định là thị trường sẽ thay đổi.
Khái niệm chỉ báo RSI là gì?
Khái niệm chỉ báo RSI là gì?

Bên cạnh đó, chỉ báo RSI sẽ giúp bạn xác định tín hiệu đổi xu hướng của thị trường. Chẳng hạn như khi thời điểm mà chỉ báo RSI giảm từ trên xuống mức 50 thì đây chính là tín hiệu của xu hướng tăng thành xu hướng giảm. Ngược lại, nếu như chỉ báo RSI tăng từ dưới lên trên mức 50 thì đây chính là tín hiệu của một xu hướng giảm đã kết thúc và chuẩn bị cho một đà tăng giá trở lại.

Tìm hiểu đường MACD là gì?

Có thể nói bản chất của đường MACD sẽ cho ra các tín hiệu mua bán tương tự như đường RSI. Nó chỉ khác ở điểm là mức dao động của nó sẽ có giá trị lớn hoặc nhỏ hơn 0 và không có giới hạn trên hay dưới. Và đường MACD được sử dụng chủ yếu để sức mạnh của chuyển động giá.

Kết cấu của MACD sẽ được chia thành 3 phần bao gồm đường MACD, đường tín hiệu MACD và biểu đồ Histogram MACD. Theo đó các nhà giao dịch cần chú ý đến một số sự kiện sau:

  • Nếu như MACD cắt Signal thì các tín hiệu mua/bán sẽ được thể hiện rõ. Cụ thể MACD cắt theo dưới lên thì đây chính là tín hiệu mua. Hoặc khi nó cắt từ trên xuống thì đây là tín hiệu bán.
  • Ngoài ra, các tín hiệu MACD với giá trái ngược nhau thì sẽ cho ra tín hiệu phân kỳ. Và một khi tín hiệu phân kỳ chính thức xuất hiện thì nó sẽ cho xu hướng đảo chiều sắp xuất hiện sau khi động lực xu hướng đang dần yếu đi.
Tìm hiểu đường MACD là gì?
Tìm hiểu đường MACD là gì?

Cách kết hợp RSI và MACD cực hiệu quả

Nếu như bạn muốn vận dụng kết hợp RSI và MACD hiệu quả thì cần phải thiết lập biểu đồ kết hợp RSI và MACD. Chẳng hạn như bạn có thể sử dụng chu kỳ mặc định là 12, 26 và 9 đối với MACD. Còn đối với chỉ báo RSI thì bạn có thể sử dụng 7 kỳ cùng mức 50 để sử dụng.

Sau đó các nhà giao dịch có thể thực hiện thiết lập lệnh mua bán như sau:

  • Đầu tiên chỉ báo RSI theo 7 kỳ phải đang dần tiến đến trên mức giá trị 50.
  • Trong cùng thời điểm đó bạn hãy chờ đợi để đường MACD vượt qua đường Zero theo hướng từ dưới lên.
  • Lúc này đây các nhà giao dịch hãy thiết lập lệnh mua khi đóng cửa của nến.
  • Điểm Stop Loss đẹp nhất là khi thời điểm nến đạt mức thấp nhất.
  • Và bạn nên tiếp tục giữ vị thế này và quan sát thị trường cho đến khi có tín hiệu đảo chiều xuất hiện.
Cách kết hợp RSI và MACD cực hiệu quả
Cách kết hợp RSI và MACD cực hiệu quả

Vậy làm thế nào để vào tín hiệu bán hiệu quả? Nhà giao dịch cần thực hiện nhận diện các điều kiện như sau:

  • Lúc này đây nhà đầu tư phải chờ đợi chỉ báo RSI theo 7 kỳ phải đang dần tiến đến dưới mức giá trị 50.
  • Ngay đây bạn cũng nên chờ đợi đường MACD vượt qua đường Zero theo hướng từ trên xuống.
  • Và bạn cũng nên giữ vị thế như vậy cho đến khi xác định được tín hiệu đảo chiều.

Như vậy là H-Capital đã giới thiệu đến bạn tất cả thông tin liên quan đến cách kết hợp RSI và MACD cực hiệu quả. Chúc bạn áp dụng thành công!

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *