Các mô hình giá Harmonic quan trọng thường gặp trong forex

Đối với các Trader chuyên nghiệp theo “trường phái” price action thì không còn quá xa lạ với thuật ngữ “Harmonic pattern”. Đây là một mô hình giá nâng cao vì tính chất phức tạp cũng như không có một hình dáng đặc trưng cụ thể nào cả. Nhưng vì sao mô hình giá Harmonic lại là một bài toán khó mà các Trader đều muốn “chinh phục”?

Sở dĩ, khi quan sát bằng mắt thường mô hình này cần phải được xác định chính xác tỷ lệ đường, cạnh để tạo thành một phát đồ thành hoàn chỉnh. Và một khi mô hình Harmonic được hình thành thì hiệu quả giao dịch mà nó mang lại là vô cùng cao.

Chính vì thế, bài viết này sẽ đưa các Trader đến với Harmonic Pattern và các mô hình Harmonic quan trọng thường gặp trong Forex.

Định nghĩa mô hình giá Harmonic là gì?
  • Mô hình Harmonic được Harold M. Gartley phát hiện và nghiên cứu vào những năm 1932.
  • Sau đó mô hình này được áp dụng rộng rãi trên các thị trường tài chính nói chung vì do đặc tính hoạt động tương đối giống nhau.
  • Mô hình giá Harmonic chính là việc sử dụng các Fibonacci hồi quy và Fibonacci mở rộng để xây dựng thành mô hình hoàn thiện.
  • Có thể nói Mô hình giá Harmonic sử dụng chỉ báo Fibonacci là một ‘nước cờ” đúng đắn. Không giống với bất kỳ công cụ giao dịch phổ biến khác, Harmonic chỉ cung cấp 1 cơ hội duy nhất dành cho các Trader với các biến động giá tiềm năng.
  • Đặc biệt các mô hình giá Harmonic có khả năng chỉ rõ các điểm giá, điểm dừng một cách đáng tin cậy. 
Mô hình giá Harmonic là gì?

Các mô hình giá Harmonic quan trọng thường gặp trong Forex

Điểm mấu chốt của bài viết này chính là dẫn giải Trader đến với các mô hình giá Harmonic thường gặp, các ưu điểm và nhược điểm của mô hình này.

Dưới đây là mô hình nguyên thủy của Harmonic, từ 5 điểm có thể tạo thành 2 sơ đồ Gartley tăng giá và Gartley giảm giá. Chúng được hình thành dựa trên nguyên tắc chính sau đây:

  • Đối với Gartley tăng giá, điểm A phải cao hơn điểm C và điểm D phải cao hơn điểm X.
  • Đối với Gartley giảm giá, điểm A phải thấp hơn điểm C và điểm D phải thấp hơn điểm X.
Các mô hình giá Harmonic

Ngoài ra cũng có một số nhà phân tích khác nguyên cứu về mô hình này, trong đó Scott Carney đã dựa trên sự kết hợp với tỷ lệ Fibonacci để xây dựng nhiều biến thể khác nhau. Đối với từng mô hình giá Harmonic cụ thể,  sẽ có các bài phân tích chuyên sâu hơn, vì thế các Trader hãy theo dõi chúng tôi để nắm vững thêm kiến thức về những mô hình này nhé.

Từ mô hình nguyên thủy, Harmonic được “cải biến” thành nhiều mô hình khác nhau, dưới đây là một số mô hình giá Harmonic quan trọng mà các Trader thường gặp nhật trong Forex:

  • Mô hình Gartley (Gartley Bullish/Bearish)
  • Mô hình AB=CD (AB=CD Bullish/Bearish)
  • Mô hình 3 sóng ngang – Three Drive (3-Drives Bullish/Bearish)
  • Mô hình con cua – Crab (Crab Bullish/Bearish)
  • Mô hình con dơi – Bat (Bat Bullish/Bearish)
  • Mô hình con bướm – Butterfly (Butterfly Bullish/Bearish)
  • Mô hình cá mập Shark (Shark Bullish/Bearish)
  • Mô hình mật mã – Cypher (Cypher Bullish/Bearish)
 
Một số mô hình giá Harmonic quan trọng

Lưu ý: Với các mô hình giá Harmonic, trong lúc giao dịch các Trader cần phải có thời gian để các mô hình được hoàn thiện và bắt đầu đặt lệnh bán hoặc dừng lỗ phù hợp nhất.

Ưu điểm và nhược điểm của mô hình giá Harmonic

Ngoài các khái niệm và mô hình Harmonic thường gặp, chúng tôi sẽ cung cấp thêm cho các Trader về những ưu điểm và nhược điểm đáng chú ý của mô hình này.

Ưu điểm

  • Mô hình giá Harmonic trở thành chỉ báo hàng đầu trong Forex vì khả năng cung cấp các dữ liệu dự đoán giá trong tương lai.
  • Trên thị trường Forex, các mô hình Harmonic xuất hiện thường xuyên, lặp lại và tạo ra các thiết lập đáng tin cậy.
  • Khi sử dụng kết hợp với Fibonacci, các quy tắc giao dịch của mô hình này được chuẩn hóa tương đối cao.
  • Mô hình Harmonic có thể hoạt động trong tất cả các công cụ thị trường cũng như trong bất kỳ khung thời gian nào.
  • Ngoài chỉ báo Fibonacci, mô hình giá Harmonic còn sử dụng kết hợp với các chỉ báo khác như: CCI (Commodity channel index), RSI (Relative Strength Index), DeMark (DeMarker Indicator), MACD,…

Nhược điểm

  • Các mô hình giá Harmonic được là xem mô hình nâng cao và tương đối phức tạp, các Trader còn bỏ ra nhiều thời gian để nghiên cứu và cần có kỹ năng cao để làm chủ chúng.
  • Các mô hình giá Harmonic cực khó xác định hình thức và khả năng tự động hóa.
  • Những mô hình này phức tạp ở chỗ xuất hiện các mẩu đối lập được cấu thành từ cùng một điểm đảo chiều.
  • Sự rủi ro ở mô hình này chiếm tỷ lệ khá cao vì mức độ phức tạp của các đồ thị.
Ưu điểm và nhược điểm của mô hình giá Harmonic

Lời Kết

  • Với nhiều mô hình giá khác nhau trong Harmonic có lẽ sẽ làm cho các Trader “bối rối” khi xác định chúng trong Forex. Nhưng một công cụ được “săn đón” nhiều đến thế, chắc chắn chúng phải có giá trị sử dụng rất cao. 
  • Nhưng các Trader của chúng ra hãy yên tâm, các thông tin cơ bản trên chỉ là mở đầu. Những bài viết tiếp sau đây chúng tôi sẽ đi chuyên sâu phân tích về từng mô hình trong Harmonic. Các bạn hãy thường xuyên theo dõi và cập nhật nhiều thông tin bổ ích tại Hcapital nhé!!!

 

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *