Mẫu hình tăng dần – Setup giao dịch hành động giá

Cấu trúc mẫu hình tăng dần

Những tiêu chí đề ra cho một mẫu hình tăng dần được thể hiện ở hình bên dưới. Mỗi cây nến trong mẫu hình này đều tăng lên trên cây nến trước (ngược lại với xu hướng thị trường giảm) và khoảng cách được tăng dần.

Hình 1: Tăng dần tăng
Hình 2: Tăng dần giảm

Cấu trúc trên là cơ bản nhất và yêu cầu tối thiểu với 3 khoảng giá là a, b, c và a<b<c. Có những trường mà giá vẫn tiếp tục tăng hoặc giảm mạnh đến cây nến thứ 5, thứ 6…để tạo thêm các khoảng giá d, e … Khi đó thì a<b<c<d<e…

Đường giới hạn sẽ nằm ở cây nến cuối cùng trong mẫu hình.

 

Mẫu hình hết hiệu lực

Giống như mẫu hình giảm dần, mẫu hình tăng dần cũng có đường giới hạn để xác định sự còn hay hết hiệu lực của mẫu hình. Với dạng tăng dần giảm thì nó sẽ hết hiệu lực khi xuất hiện cây nến nằm dưới hoàn toàn đường giới hạn. Ngược lại, với dạng tăng dần tăng thì là nằm trên hoàn toàn đường giới hạn.

Sau đây là một ví dụ thực tế với mẫu hình tăng dần tăng

  1. Mẫu hình tăng dần tăng (xu hướng trước đó đang tăng)
  2. Đường giới hạn
  3. Cây nến sau mẫu hình vẫn là nến tăng mà không có nến tín hiệu, sau đó đến cây nến thứ 3 đã nằm hoàn toàn trên đường giới hạn, do đó ta không giao dịch với mẫu hình này nữa.
  4. Một mẫu hình tăng .dần xuất hiện sau đó.
  5. Vào lệnh với nến tín hiệu tăng

Như vậy có thể thấy, khi mẫu hình đầu tiên bị hết hiệu lực thì đã phần nào cho chúng ta thấy thị trường không còn tồn tại một lực bán xuống nữa, từ đó chúng ta có cơ sở để nhận định một xu hướng tăng. Và đúng là đến mẫu hình tăng dần giảm xuất hiện sau đó đã làm giá tăng mạnh.

Chúng ta cũng có thể xem xét mẫu hình tăng .dần này như là một công cụ hành động giá để đo lường sự dao động, giống như các chỉ báo như Stochastic hay RSI xác định quá mua, quá bán.

Một mẫu hình tăng dần tăng là một tín hiệu quá mua và ngược lại một mẫu hình tăng dần giảm là tín hiệu quá bán. Tuy nhiên, thay vì những tính toán rắc rối và dựa vào các cấp độ quá mua, quá bán một cách tùy ý (các ngưỡng 30, 70 hay 20, 80) thì mẫu .hình tăng dần cho chúng ta tín hiệu tin cậy và chính xác hơn.

 

Tăng dần – Giảm dần, có mâu thuẫn không?

Về cấu trúc có thể thấy hai mẫu hình tăng dần và giảm dần ngược nhau hoàn toàn

Hình 4: Tăng dần và giảm dần

Mặc dù tăng dần và giảm dần là hoàn toàn đối nghịch về cách thể hiện bề ngoài, nhưng nguyên tắc giao dịch với chúng là tương tự. Vậy, có vấn đề gì mâu thuẫn ở đây chăng?

Câu trả lời là “Không”. Các bạn thử liên hệ trong thực tế mà xem. Con người ta có thể chết đi vì già yếu và sức khoẻ dần đi xuống, nhưng cũng có những trường hợp vì làm việc quá sức, chơi thể thao quá sức mà dẫn đến tử vong, giống như ta hay nói vui với nhau rằng “cố quá thành quá cố”.

Trong thị trường tài chính cũng tương tự như quy luật đó. Trước đây, chắc hẳn các bạn đã có thắc mắc như vậy với hai dạng nến cơ bản là hammer và inverted hammer (đây thực chất là các trường hợp khác nhau của pinbar).

Hai nến này tưởng như rất mẫu thuẫn nhưng vẫn được sử dụng rộng rãi. Chắc chắn nhiều bạn cũng chỉ biết vận dụng một cách máy móc mà không hiểu rõ bản chất của nó.

Hình 5: Hammer và inverted hammer

 

Tâm lý đằng sau mẫu hình tăng dần

Khi thị trường tăng với một xung lượng mạnh và một tốc độ tuyệt vời, người giao dịch thường sợ rằng sẽ bị bỏ lại phía sau bởi sự di chuyển cao trào này. Giống như Bitcoin cuối năm 2017.

Theo bản năng những người giao dịch sẽ nhảy vào để tìm kiếm lợi nhuận trong sự di chuyển giá mạnh đó. Nhưng thường đó là hành vi sai lầm. Vì ngay sau đó, phần lớn những người giao dịch vào lệnh từ sớm đã thỏa mãn với lợi nhuận hiện có, nên chốt lời hoặc họ lo sợ thị trường đã tăng (giảm) quá xa và khó có thể đi xa hơn nữa nên tiến hành đóng lệnh.

Khi đó thị trường chững lại, và bắt đầu xuất hiện lực mua hoặc bán ngược lại. Lúc này là lúc mà ta nên nhảy vào thị trường. Cũng như người ta thường nói kỳ vọng bao nhiêu thì thất vọng bấy nhiêu. Đó là lúc mà tâm lý đám đông thay đổi. Tạo cơ hội cho chúng ta tận dụng điều đó.

 

Vào lệnh với mẫu hình tăng dần

Mua với tăng dần giảm

 

Hình 6: các trường hợp điển hình vào lệnh mua với tăng dần giảm
  • Trường hợp A: Cây nến cuối cùng của mẫu hình là cây nến tăng nên sẽ đồng thời là nến tín hiệu luôn, ta vào lệnh ngay với cây nến này. Những trường hợp này phần lớn cho nến tín hiệu có khoảng giá rất lớn nên bạn cần xem xét để vào với một khối lượng phù hợp.
  • Trường hợp B: Nến cuối cùng của mẫu hình là nến giảm nhưng đó là một nến pin bar đẹp nên có thể vào lệnh.
  • Trường  hợp C: Do nến cuối cùng vẫn là một nến giảm mạnh nên ta phải chờ đến một cây nến tăng xác nhận thì mới vào lệnh
Hình 7: Mua với mẫu hình tăng dần
  1. Mẫu hình .tăng dần được hình thành. Ở đây có điều chúng ta phải lưu ý là ba cây nến liên tiếp mà chúng ta cần được đánh số 1, 2, 3. Với 3 cây nến này đã hoàn thành mẫu hình tăng dần nhưng đến cây nến thứ 4 vẫn tiếp tục tạo một khoảng cách giá tăng lớn hơn trước. Do đó, mẫu hình được hình thành với 4 cây nến.
  2. Khi kết thúc cây nến số 3 xác nhận hình thành mẫu hình. tăng dần, nếu muốn giao dịch thì cây nến này phải là nến tăng nhưng nó là nến giảm nên ta không vào lệnh, tương tự với cây nến số 4.
  3. Với cây nến tăng này chúng ta có thể đặt lệnh chờ mua, nếu nến sau không khớp lệnh thì ta hủy bỏ.
  4. Đường giới hạn đứt đoạn là đường tạo bởi đáy cây nến 3 nhưng bây giờ đường có giá trị là đường gạch liền tạo bởi cây nến số 4.

 

Bán với tăng dần tăng

 

Hình 8: Các trường hợp vào lệnh bán với mẫu hình tăng dần tăng

Sau đây là một ví dụ

Hình 9: Lệnh bán với mẫu hình tăng dần
  1. Mẫu hình tăng dần tăng. Tương tự như ví dụ ở phần vào lệnh mua với set up tăng dần thì ví dụ này mẫu hình .tăng dần cũng hoàn thành từ cây nến số 3 nhưng số 4 tiếp tục tăng mạnh nên ta gom lại.
  2. Hai cây nến 3 và 4 đều là nến tăng nên chưa thể đặt lệnh.
  3. Cây nến tiếp theo là một tín hiệu để đặt lệnh chờ bán.
  4. Hai đường giới hạn. Một đường cũ (đứt đoạn) và một đường còn hiệu lực (gạch liền). chúng ta thấy rằng nếu như sau khi hình thành cây nến số 4 tiếp tục đà tăng mà ta vẫn giữ nguyên đường giới hạn tạo thành từ cây nến số 3 thì đến cây nến mà ta có thể đặt lệnh thì set up tăng dần lại coi như mất hiệu lực vì nó đã nằm hoàn toàn trên đường đứt đoạn.

 

Đặt stop loss

Cách đặt stop loss thứ nhất là ở đầu còn lại của nến tín hiệu

Hình 10: Cách đặt stop loss thứ nhất

Có những trường hợp mà nến tín hiệu quá nhỏ thì có thể đặt ở điểm giá cao nhất (thấp nhất) của mẫu hình

Hình 11: Cách đặt stop loss thứ hai

Mẫu hình tăng dần còn hiệu lực, cơ hội còn

Sau đây là trường hợp mà lệnh ban đầu với mẫu hình tăng dần bị thua lỗ nhưng vẫn chưa hết hiệu lực, vì vậy có thể tiếp tục vào lệnh.

Hình 12: Bao quát hoàn cảnh thị trường
  1. Đường trendline
  2. Vùng xuất hiện set up vào lệnh.
Hình 13: Các yếu tố và quyết định vào lệnh
  1. Vùng giằng co với 5 cây nến.
  2. Giá sau khi phá vỡ lên, thị trường hồi về hình thành mẫu hình tăng dần giảm với cây nến cuối cùng ở ngay vị trí hỗ trợ của vùng giằng co. Thêm vào đó nó còn có một bóng nến dưới dài thể hiện sự kháng cự rõ ràng.
  3. Xuất hiện cây nến tăng và ta đặt lệnh chờ mua trên cây nến này. Cây nến sau đó đã khớp lệnh.
  4. Ở vị trí số 4 này chúng ta hãy xem xét việc đặt stoploss
Hình 14: Các trường hợp đặt stoploss
  1. Đặt stop loss dưới cây nến tín hiệu.
  2. Đặt stop loss dưới cây nến cuối cùng của mẫu hình tăng dần giảm.

Với hai trường hợp đặt stop loss gần như đều thua lỗ, nhưng đi kèm với việc dính stop loss thì ngay sau đó lại tạo ra nến pin bar đẹp cho thấy một lực cản tốt. Vì mẫu hình còn hiệu lực nên vẫn có thể vào lệnh.

Trên đây là kiến thức mà Học Price Action truyền đạt cho các bạn về mẫu hình tăng dần. Mẫu hình này cũng là một trong những mẫu hình mà nhiều người yêu thích nhất vì độ phổ biến cũng như hiệu quả của nó.

Hãy để ý rằng những mẫu hình tăng dần hiệu quả thường không vượt quá điểm chốt vững bền gần nhất của xu hướng hiện tại.

Chẳng hạn, mẫu hình .tăng dần giảm thường hiệu quả khi nó không vượt quá điểm chốt đáy vững bền gần nhất và ngược lại mẫu hình tăng dần tăng thường không cao hơn đỉnh vững bền gần nhất. Nếu như mẫu hình tăng .dần đâm thủng các điểm chốt vững bền thì hãy cẩn thận xu hướng khả năng cao sẽ đảo chiều.

Ngoài ra, mẫu hình tăng dần cũng có thể được sử dụng như một tín hiệu thoát lệnh hiệu quả.

Nếu để ý kỹ các bạn sẽ thấy dạng mẫu hình này xuất hiện khá nhiều ở đỉnh hoặc đáy một xu hướng. Do đó, tăng dần cũng là công cụ hiệu quả để bắt đỉnh, bắt đáy, đặc biệt là sử dụng kết hợp với một chỉ báo nào đó bạn ưa thích.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *