Chênh lệch trái phiếu giữa hai quốc gia ảnh hưởng đến tỷ giá hối đoái

Trong thị trường chứng khoán chúng ta thường hay nghe đến thuật ngữ cổ phiếu. Song song đó, trái phiếu cũng là một sản phẩm tài chính hoạt động phổ biến trong thị trường chứng khoán. 

Tại Việt Nam trong thời gian gần đây khối lượng trái phiếu được đấu thầu và giao dịch rất nhiều trên các thị trường tài chính.

Điều này chứng tỏ rằng ngày càng có nhiều nhà đầu tư tin tưởng vào những chính sách điều hành kinh tế vĩ mô của nhà nước.

Tuy nhiên số lượng trái phiếu này chỉ chiếm một phần tỷ trọng nhỏ và không thể áp đảo được những trái phiếu của các quốc gia khác. Thậm chí việc chênh lệch trái phiếu giữa hai quốc gia sẽ ảnh hưởng đến tỷ giá hối đoái.

Chính vì thế bằng cách theo dõi những hành động chênh lệch của trái phiếu và kỳ vọng lãi suất. Từ đó, các nhà đầu tư sẽ có thêm ý tưởng và chiến lược cho cặp tiền tệ của mình.

Tìm hiểu về trái phiếu và các đặc điểm của trái phiếu

Trái phiếu được hình thành nhằm quy định nghĩa vụ của người phát hành (người vay tiền) phải trả cho người nhắm giữ trái phiếu (người cho vay tiền).

Hay nói cách khác, trái phiếu được vận hành theo cách “người vay” phải trả tiền “người cho vay” trong một khung thời gian xác định với một khoảng lợi tức theo quy định.

Trong đó, người phát hành trái phiếu có thể là một doanh nghiệp, một tổ chức chính quyền hay thậm chí là kho bạc nhà nước.

Nhà đầu tư tìm hiểu về trái phiếu thì phải nắm được một số đặc điểm sau của chúng:

  • Bất cứ ai cho dù là cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp, chính phủ đều có quyền mua trái chủ hoặc trái phiếu. Trong đó, trái phiếu được chia thành 2 hình thức là ghi tên (trái phiếu ghi danh) và không ghi tên (trái phiếu vô danh).
  • Các đơn vị cho người phát hành trái phiếu vay được gọi là trái chủ. Và họ không có trách nhiệm gì về hiệu quả sử dụng vốn vay của người phát hành. Đặc biệt người phát hành cần phải trả đúng – đủ số tiền đã vay theo như cam kết.
  • Trái phiếu mang lại lãi suất cho những người cho vay. Đây là một nguồn thu cố định hàng kỳ và chúng không liên quan gì đến kết quả kinh doanh của những người phát hành.
  • Về bản chất thì trái phiếu là chứng khoán nợ. Do đó, nếu doanh nghiệp phá sản thì các cổ phần của công ty phải ưu tiên trả trước cho những người cho vay. Đây là nghĩa vụ bắt buộc khi phát hành trái phiếu.
Tìm hiểu về trái phiếu và các đặc điểm của trái phiếu

Tìm hiểu về tỷ giá hối đoái

Để hiểu hơn về chênh lệch trái phiếu giữa hai quốc gia sẽ ảnh hưởng như thế nào đến tỷ giá hối đoái, các nhà giao dịch cần nắm thêm khái niệm cơ bản về tỷ giá hối đoái là gì.

Tỷ giá hối đoái được hiểu một cách đơn giản là trị giá trao đổi giữa các cặp tiền tệ. Hay nói cách khác, chúng là tỷ giá của một đồng tiền tệ dùng để mua một đồng tiền ngoại tệ khác.

Tìm hiểu về tỷ giá hối đoái

Chênh lệch trái phiếu giữa hai quốc gia ảnh hưởng đến tỷ giá hối đoái

Nếu hai quốc gia khác nhau có sự chênh lệch trái phiếu trong nền kinh tế rộng mở thì đồng tiền tệ của quốc gia có lãi suất trái phiếu cao hơn sẽ tăng giá. Ngược lại, đồng tiền tệ của quốc gia có lãi suất trái phiếu thấp hơn sẽ giảm giá.

Để chứng minh về luận điểm trên, Hcapital sẽ nêu ra một ví dụ điển hình về hành động giá của cặp tiền tệ AUD/USD trên biểu đồ.

Từ đó,chúng ta sẽ cùng phân tích về mức độ chênh lệch trái phiếu giữa hai quốc gia lớn là Úc và Mỹ.

Cụ thể biểu đồ này là các chuyển biến giá từ tháng 1 năm 2000 đến tháng 1 năm 2012.

Chênh lệch trái phiếu giữa hai quốc gia ảnh hưởng đến tỷ giá hối đoái

Nhìn vào biểu đồ ta thấy được mức chênh lệch trái phiếu của hai quốc gia này thật sự rất ấn tượng kể từ năm 2002 đến năm 2004. Tức từ mức 0,55 tăng lên 0,7000 – tỷ lệ chênh lệch 50%. Tiếp theo đó mức chênh lệch tiếp tục tăng từ giai đoạn 2004 đến 2007, chúng tăng từ 0,7000 lên 0,9000 – tỷ lệ chênh lệch 150%.

Chính những tác động này đã làm cho cặp tiền tệ AUD/USD tăng thêm trên biểu đồ hành động giá, tương ứng với 2000 pips. Nhưng sự thay đổi quá lớn này thật sự không phải là điều tốt đối với nền kinh tế nói chung. 

Nếu bạn có theo dõi tình hình tài chính thế giới thì sẽ biết được năm 2008 một đợt khủng hoảng kinh tế trầm trọng đã diễn ra. Không để mọi vấn đề khủng hoảng ảnh hưởng lớn đến kinh tế nước nhà nên các Ngân hàng Trung ương đã thực hiện giảm lãi suất. Chính vì vậy mà cặp tiền tệ AUD/USD cũng theo đó mà bị tuột dốc hẳn hoi từ mức 9,9000 xuống còn mức 0,7000.

Nhưng giai đoạn này không làm các nhà giao dịch chán nản mà thay vào đó họ đã vận dụng chiến thuật chênh lệch lãi suất để thu lợi nhuận. Giai đoạn này xuất hiện tình trạng chênh lệch lãi suất đang gia tăng giữa Úc và Hoa Kỳ.

Và các nhà giao dịch đã vận dụng cơ hội để bắt đầu mở vị thế bán cặp tiền tệ AUD/USD.

Tuy nhiên, Ngân hàng Dự Trữ Úc đã quyết định đưa ra sách lược cắt giảm lãi suất. Đồng thời các quy định về chênh lệch trái phiếu được quy định chặt chẽ hơn trước.

Nhận thấy rủi ro trước mắt các nhà giao dịch đã nhanh chóng đóng lệnh bán cặp tiền tệ AUD/USD. Điều này có thể được lý giải là do các trader đã nhận thấy sự nguy hiểm và rủi ro giao dịch nên quyết định hành động để bảo toàn tài khoản của mình.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *