CFD trong thị trường tài chính là một công cụ vô cùng quan trọng để thực hiện giao dịch tối ưu hơn. Nhưng không phải ai cũng hiểu được tầm quan trọng của nó cũng như nhiều nhà đầu tư không biết cách giao dịch và hoạt động của nó như thế nào?
Nếu bạn là một nhà giao dịch mới thì nhất thiết cần phải biết đến CFD – Hợp đồng chênh lệch trong thị trường tài chính nói chung và thị trường ngoại hối nói riêng.
Định nghĩa CFD là gì?
CFD hay còn được gọi là hợp đồng chênh lệch được dịch ra từ thuật ngữ Contracts for Difference. Dựa vào tên gọi của nó chúng ta cũng có thể hình dung một phần về định nghĩa CFD là gì. Chúng ta hãy hình dung về một loại hợp đồng được ký kết giữa hai bên mua và bán. Trong đó nội dung thỏa thuận sẽ liên quan đến sự biến động của một loại sản phẩm tài chính. Có thể là tiền tệ ngoại hối, cổ phiếu, hàng hóa,…
Về lợi nhuận hình thành từ CFD sẽ dựa vào mức độ chênh lệch giá giữa thời điểm mở bán so với thời điểm giá đóng hợp đồng. Theo đó, nếu bên mua quyết định đóng vị trí giá của mình thì tức nghĩa hợp đồng chênh lệch CFD cũng sẽ đóng lại. Khi đó, người bán sẽ trả một khoản chi phí dựa trên mức chênh lệch giá mở so với giá đóng. Nếu trong người hợp thị trường giá có sự giảm giá trị thì người mua phải trả lại một phần chi phí chênh lệch cho người bán.
So với những hoạt động đầu tư truyền thống thì người sử dụng giao dịch CFD sẽ không cần một khoản vốn đầu tư lớn hay phải sở hữu bất kỳ một sản phẩm tài chính nào cả. Hãy thử hình dung về các tiến trình đầu tư truyền thống để thấy được tính ưu việt của loại giao dịch hợp đồng chênh lệch này nhé.
Những nhà đầu tư truyền thống cần bỏ ra nhiều thời gian để tìm kiếm một loại tài sản hoặc hình thức tài chính nào đó có tiềm năng kinh tế và lợi nhuận cao. Theo đó, họ phải bỏ ra một tiền đầu tư lớn để sở hữu nó. Khi thị trường tăng giá thị các nhà đầu tư này sẽ bán nó đi để thu lợi nhuận. Và khoản lợi nhuận đạt về là dựa vào mức chênh lệch giữa giá mua với giá bán. Còn nếu thị trường giá chóng trả lại bạn thì tức nghĩa bạn đã lỗ vốn.
Tìm hiểu đặc điểm và hoạt động của giao dịch CFD
Trước khi tiến hành học cách giao dịch và hoạt động của CFD thì chúng ta cần phải biết nó có những đặc điểm gì. Không gì là vô ích khi các nhà giao dịch hiểu được đặc điểm của một công cụ đầu tư.
- Mức chênh lệch Spread: trên thực tế có rất nhiều trường hợp chi phí mở một lệnh giao dịch CFD đã gồm phí Spread.
- Nhà giao dịch có thể sử dụng đòn bẩy trong hợp đồng chênh lệch. Đây là một ưu thế nổi trội nếu bạn là một nhà giao dịch lâu năm có nhiều kinh nghiệm. Vì cơ bản đòn bẩy không chỉ khuếch tán lợi nhuận mà nó còn tạo ra các khoản lỗ rất lớn. Nếu xu hướng thị trường đi ngược lại kỳ vọng của bạn thì rất có thể nhà đầu tư phải sử dụng Stop Loss để bảo toàn vốn. Hoặc thậm chí bạn phải nạp thêm tiền để thực hiện giao dịch tiếp theo.
- Một đặc điểm ưu việt nữa của giao dịch CFD chính là bạn có thể nhận lời hoặc thua lỗ ngay cả khi xu hướng giá tăng lên hay xu hướng giá giảm xuống.
- Giao dịch CFD sẽ không xác định một thời gian hợp đồng cố định. Nếu bạn giữ lệnh qua ngày thì tương ứng phải trả một khoản chi phí qua đêm. Một giao dịch CFD xác định là kết thúc khi mở giao dịch nhiều người và đóng với giao dịch nhiều người. Ví dụ, nếu mở giao dịch mua 100 hợp đồng tiền tệ thì phải đóng giao dịch bán 100 hợp đồng tiền tệ.
Giao dịch CFD như thế nào là hiệu quả?
Nếu chưa từng thực hiện giao dịch CFD thì bạn hãy thực hiện trên tài khoản demo để giúp mình tránh khỏi những khoản thua lỗ. Sau đây là các bước giao dịch CFD mà Hcapital sẽ gợi ý đến bạn.
Bước 1: Đầu tiên bạn cần phải chọn một công cụ giao dịch CFD phù hợp. Những người giao dịch mới thường rất hoang mang vì không biết nên chọn loại nào là mang tính hiệu quả nhất. Vì thế, trước tiên bạn hãy xem xét thị trường mình đang trading phù hợp với loại tài khoản nào cũng như công cụ phân tích nào. Sau đó hãy tìm hiểu những bài học liên quan đến chúng để biết cách vận dụng tốt nhất.
Bước 2: Sau khi đã chọn được công cụ, bước tiếp theo bạn cần phải xác định vị thế vào lệnh. Nếu giá thị trường tăng lên thì bạn sẽ mở vị thế mua. Ngược lại nếu giá thị trường giảm xuống thì bạn sẽ mở vị thế bán. Để xác định chính xác hơn những vị thế, các nhà giao dịch cần sử dụng kết hợp thêm chỉ báo, đồ thị và tín hiệu giao dịch.
Không chỉ là chọn một vị thế đơn thuần, các nhà giao dịch cần chọn thêm kích thước vị thế. Thông thường, 1 vị thế giao dịch CFD sẽ tương ứng với tài sản mà bạn đang giao dịch. Do đó, nếu muốn quản trị nguồn vốn tối ưu bạn cần phải thực hiện tính toán kích thước đơn vị CFD.
Bước 3: Chọn nền tảng giao dịch thích ứng là bước cuối cùng. Hiện tại giao dịch CFD đã xuất hiện tại Metatrader 4 và Metatrader 5. Theo đó, bạn sẽ nhận được sự hỗ trợ của hơn 50 chỉ báo phân tích kỹ thuật.
Thậm chí với thời đại công nghệ hiện đại, bạn có thể giao dịch CFD trên nền tảng thiết bị điện thoại di động ở bất cứ đâu và bất cứ khi nào.