Các cơ quan quản lý tài chính trên thế giới có chức năng vô cùng quan trọng. Vì nó sẽ bảo vệ nhà đầu tư tránh khỏi việc bị lạm dụng bởi các sàn giao dịch. Đồng thời tạo một sân chơi công bằng chính là tiêu chí hàng đầu của các cơ quan quản lý.
Với hình phát triển của thị trường ngoại hối kéo theo đó là mô hình cơ quan quản lý và giám sát cũng đã có những bước thay đổi theo hướng tích cực hơn. Những rủi ro tài chính mới phát sinh gần đây đòi hỏi các cơ quan quản lý phải đặt ra yêu cầu hoàn thiện các chuẩn mực, phương thức giám sát hệ thống tài chính theo hướng nghiêm ngặt hơn.
Ở bài học trước chúng ta đã tham khảo về các cơ quan quản lý Hoa Kỳ uy tín nhất trong thị trường tài chính. Vậy hôm nay Hcapital sẽ tiếp tục giới thiệu đến bạn các cơ quan quản lý ngoài Hoa Kỳ.
Trước khi quyết định chọn sàn giao dịch để đầu tư bạn có thể tham khảo qua thông tin tổ chức ấy có đăng ký hoặc là thành viên của những cơ quan quản lý nào bên dưới đây nhé. Đây chính là cách giúp bạn xác minh được tính an toàn trước khi đầu tư tài chính.
Cơ quan quản lý tại Vương quốc Anh: FCA và PRA
Khi nhà đầu tư quyết định tham gia vào thị trường tài chính của Anh thì có thể tham khảo thêm thông tin 2 cơ quan quản lý tại đây là FCA và PRA.
FCA được viết tắt từ Financial Conduct Authority, theo tiếng Việt thì có nghĩa là Cơ quan Kiểm soát Tài chính. Các nhà đầu tư có thể hiểu đây là một cơ quan quản lý với trách nhiệm chính là đảm bảo các dịch vụ tài chính và thị trường tài chính hoạt động theo hướng có lợi cho cả tổ chức tài chính và nhà đầu tư.
Hiện nay, FCA đang thực hiện quản lý cho hơn 59,000 công ty dịch vụ tài chính. Mặc dù là một cơ quan độc lập với chính phủ, tuy nhiên FCA vẫn phải chịu trách nhiệm trước Bộ tài chính Anh.
Trang web của FCA: http://www.fca.org.uk
Mục tiêu hoạt động của cơ quan quản lý FCA:
- Mục tiêu chính của cơ quản quản lý FCA chính là đảm bảo thị trường tài chính của Anh hoạt động một cách tốt nhất, công bằng và hiệu quả.
- FCA luôn đảm bảo một mức độ quyền lợi phù hợp cho khách hàng.
- FCA thúc đẩy sự cạnh tranh lành mạnh giữa các tổ chính tài chính vì lợi ích của nhà đầu tư.
PRA được viết tắt từ Prudential Regulation Authority, theo tiếng Việt thì có nghĩa là cơ quan Luật lệ An toàn. Đây là cơ quan quản lý trực thuộc Ngân hàng Anh có nhiệm vụ đưa ra quy định đảm bảo và giám sát các tổ chức tài chính. Trong đó, những tổ chức mà cơ quan này quản lý sẽ bao gồm: ngân hàng, ngân hàng đầu tư, công ty bảo hiểm và xã hội.
Cơ quan quản lý tại Đan Mạch: Finanstilsynet
Cơ quan giám sát tài chính Đan Mạch Finanstilsynet được thành lập vào tháng 1 năm 1988 với nhiệm vụ chính là giám sát các hoạt động tài chính ở Đan Mạch. Trong đó, những thành của viên của Finanstilsynet sẽ thực sự chức trách bảo vệ nhà đầu tư của mình và phòng chống tình trạng lạm dụng thị trường tài chính của những tổ chức phi pháp.
Trang web của Finanstilsynet: http://www.dfsa.dk/en.aspx
Cơ quan quản lý tại Thụy Sĩ: Bộ Tài chính Liên bang Thụy Sĩ
Bộ Tài chính Liên bang Thụy Sĩ hay còn được gọi theo tên viết tắt là FDF, được thành lập vào năm 1848. Trong đó, FDF chủ yếu đề cập đến hàng loạt nhiệm vụ liên quan đến các ngân hàng nhà nước, tài chính quốc gia và quốc tế, vấn đề tiền tệ và thuế, hải quan và kiểm soát hàng hóa.
Bên cạnh đó FDF, thì FINMA là Cơ quan giám sát thị trường tài chính Thụy Sĩ – người anh lớn ở Thụy Sĩ hoạt động với chức năng điều chỉnh các ngân hàng, đại lý chứng khoán và sàn chứng khoán.
Trang web của FDF: http://www.efd.admin.ch/index.html?lang=en
Trang web của FINMA: http://www.finma.ch/e/Pages/default.aspx
Thụy Sĩ được mệnh danh là đất nước tài chính bật nhất thế giới, do đó không quá khó hiểu khi tại đây hình thành nhiều cơ quan quản lý. Hcapital sẽ giới thiệu thêm đến bạn Hiệp hội ARIF.
Cơ chế hoạt động của Hiệp hội ARIF tương tự như FINMA, chúng chỉ có điểm khác biệt lớn nhất là cơ quan của người nói tiếng Pháp ở Thụy Sĩ. Theo đó Hiệp hội ARIF được thành lập từ năm 1999. Và khi những thành viên tham gia vào hiệp hội này sẽ phải tuân thủ tắc cả quy tắc và luật pháp một cách nghiêm khắc nhất.
Trang web của ARIF: http://www.arif.ch/en/index.htm
Cơ quan quản lý tại Hồng Kông: Ủy ban Chứng khoán và Tương lai Hồng Kông – SFC
SFC được viết tắt từ Securities and Futures Commission Hongkong. Chúng ta có thể hiểu đơn giản SFC là một cơ quan luật định độc lập được thành lập vào 1989. Chức năng của SFC chính là điều chỉnh thị trường chứng khoán và thị trường tương lai. Theo đó, vai trò của SFC chính là đảm bảo duy trì và thúc đẩy và duy trì tính công bằng, tính cạnh tranh và tính minh bạch của thị trường tài chính.
Trang web của SFC: http://www.sfc.hk/sfc/html/EN/index.html
Cơ quan quản lý tại Úc: Ủy ban Đầu tư và Chứng khoán Úc – ASIC
Ủy ban Đầu tư và Chứng khoán Úc – ASIC được thành lập vào năm 1991, hoạt động với hình thức như một cơ quan quản lý các công ty, thị trường tài chính và các tổ chức dịch vụ tài chính. Thậm chí, ASIC còn quản lý các công ty bảo hiểm và tín dụng. Như bao cơ quan quản lý tài chính khác, ASIC luôn có cách thức duy trì sự công bằng trong thị trường tài chính.
Trang web của ASIC: http://www.asic.gov.au/asic/asic.nsf