Sử dụng mô hình Gartley trong giao dịch Forex

 

  • Mô hình Harmonic đang được rất nhiều nhà ngoại hối sử dụng vào chiến thuật phân tích thị trường. Đây được xem là một công cụ hiệu quả, cung cấp các thông tin chuẩn xác giúp cho các Trader có thể ra quyết định tốt hơn. Với mô hình này các Trader sẽ giải quyết được 2 mối quan tâm lớn nhất là mua bán gì và khi nào.

    Và nếu các Trader hiểu được mô hình nguyên thủy Gartley thì việc tiếp cận các mô hình khác trong Harmonic sẽ trở nên dễ dàng hơn. Vậy thì mô hình Gartley là gì? Các quy tắc khi sử dụng mô hình Gartley trong giao dịch Forex? Có những chiến lược giao dịch hiệu quả nào với mô hình Gartley?

    Mô hình Gartley là gì?

    • Harold McKinley Gartley – một nhà phân tích kỹ thuật đại tài đã phát minh ra mô hình Gartley vào những năm 1932. Mô hình này được cấu tạo từ 5 điểm X-A-B-C-D có hình dạng như một chữ M hoặc W tùy thuộc vào đồ thị xu hướng tăng (Bullish Gartley) hoặc xu hướng giảm (Bearish Gartley).  
    • Sau này có rất nhiều nhà phân tích chuyên nghiệp đã nâng cấp mô hình Gartley khi gắn kết chúng cùng tỷ lệ Fibonacci. Trong đó, Scott Carney đã đưa ra nhiều góc nhìn khác nhau về kiến thức thực tế giúp cho các Trader thấy được tính hợp lý và quản lý được rủi ro khi sử dụng mô hình này. 
    • Điều đó dễ hiểu hơn khi mô hình Gartley được áp dụng phổ biến ở rất nhiều thị trường tài chính và nhiều loại tài sản khác nhau.

     

  • Mô hình Gartley là gì?
     

    Các mô hình Gartley đáng chú ý trong Forex

    Mô hình Gartley được chia thành 2 loại là mô hình tăng giá (Bullish Gartley) và mô hình giảm giá (Bearish Gartley). 

    Với 2 mô hình này, các Trader chỉ cần đảm bảo những điều kiện sau đây:

    • Mô hình tăng giá (Bullish Gartley): điểm A luôn luôn cao hơn điểm C và điểm D phải cao hơn điểm X.
    • Mô hình giảm giá (Bearish Gartley): điểm A luôn luôn thấp hơn điểm C và điểm D phải thấp hơn điểm X.
  • Để giúp các Trader hiểu rõ hơn và dễ dàng phân biệt 2 mô hình này, chúng tôi sẽ thực hiện phân tích chi tiết đặc điểm nhận biết và các quy tắc khi áp dụng tỷ lệ Fibonacci.

    Cách nhận biết các mô hình Gartley

    Cách nhận biết các mô hình Gartley
     

    Mô hình tăng giá (Bullish Gartley):

    • Mô hình này bắt đầu bằng một đoạn tăng giá XA.
    • Sau đó thị trường điều chỉnh theo xu hướng giảm, tạo thành một nhịp AB giảm giá.
    • Tiếp theo đó, tại điểm C tạo thành sóng BC đi ngược chiều lại với AB, điểm C bắt buộc phải thấp hơn điểm A.
    • Kết thúc, mô hình hoàn chỉnh bằng đoạn CD và tại điểm D không được thấp hơn điểm X.
    • Nếu xu hướng giá hoạt động theo cách này kết hợp cùng tỷ lệ Fibonacci thì tại điểm D thị trường được dự đoán là sẽ tăng trưởng.
    • Đây chính là thời cơ quan trọng để các Trader vào lệnh “Buy-Mua”.

      Ở mô hình này, mũi tên màu xanh biểu thị cho chiều hướng giá tăng lên. Và khi kết hợp cùng tỷ lệ Fibonacci nó có khả năng đạt được điểm E với 161.8% biên độ AD. Tuy nhiên sự tăng trưởng của mô hình này không có nghĩa là giá chỉ kết thúc ở điểm E. Cho nên các Trader cần nghiên cứu kỹ hơn để đặt điểm chốt lời.
      Mô hình giảm giá (Bearish Gartley):

    • Mô hình Bearish Gartley hoạt động ngược lại so với mô hình tăng giá.
    • Mô hình này bắt đầu bằng một đoạn tăng giá XA.
    • Sau đó thị trường điều chỉnh theo xu hướng tăng, tạo thành một nhịp AB tăng giá.
    • Tiếp theo đó, tại điểm C tạo thành sóng BC đi ngược chiều lại với AB, điểm C bắt buộc không vượt quá A.
    • Kết thúc, mô hình hoàn chỉnh bằng đoạn tăng giá CD và tại điểm D không được vượt quá X.
    • Sau khi mô hình hoàn thành và kết thúc tại điểm D thì thị trường có xu hướng giảm xuống, và đây là lúc các Trader nên đặt lệnh “Sell – Bán”.
    • Sự mở rộng ở mức 161.8% đoạn AD chính là mục tiêu của mô hình này.
  • Các quy tắc khi áp dụng tỷ lệ Fibonacci cho cả mô hình tăng giá và giảm giá Gartley:

    • Sóng AB điều chỉnh về mức thoái lui 61.8% so với sóng XA.
    • Sóng BC điều chỉnh về mức thoái lui 38.2% đến 88.6% so với sóng AB.
    • Sóng CD là sóng mở rộng lên đến 161.8% của đoạn AB và có khả năng thoái lui về 78.6% xu hướng sóng XA.
  • Các quy tắc khi áp dụng tỷ lệ Fibonacci
     

    Các chiến lược giao dịch với mô hình Gartley hiệu quả

    Để sử dụng mô hình Gartley một cách hiệu quả nhất, các Trader tuyệt đối không thể bỏ qua các chiến lược vào lệnh và đặt điểm dừng lỗ chốt lời dưới đây nhé.

    Điểm vào lệnh tốt nhất

    Để đưa ra các quyết định đúng nhất, bạn phải xác định được từng mô hình cụ thể thông qua tính hợp lý của nó. Theo các quy tắc đã nêu ở nội dung trên bạn sẽ dễ dàng nhận biết được từng mô hình. Để thuận tiện theo dõi, các Trader nên đánh dấu ký tự từ X-A-B-C-D trên bản đồ và kiểm tra mức Fibonacci tương ứng. Nếu đã chắc chắn mô hình hoàn thành, bạn hãy bắt đầu đặt lệnh theo 2 trường hợp sau:

    • Mô hình tăng giá (Bullish Gartley): bắt đầu “Buy-Mua” tại điểm D.
    • Mô hình giảm giá (Bearish Gartley): bắt đầu “Sell- bán” tại điểm D.

      Điểm dừng lỗ hiệu quả
      Thị trường Forex được xem là biến động không ngừng. Do đó, đối với bất cứ Trader nào cũng nên học cách dừng lỗ một cách hợp lý. Bằng cách đó, bạn có thể bảo vệ được tài sản của mình trước những biến đổi khó lường của thị trường. Do đó, các Trader cần lưu ý các thông tin sau:

    • Nếu thực hiện giao dịch với mô hình tăng giá (Bullish Gartley), Trader nên đặt điểm dừng lỗ ngay dưới điểm D.
    • Nếu thực hiện giao dịch với mô hình giảm giá (Bearish Gartley), Trader nên đặt điểm dừng lỗ ngay trên điểm D.
  • LỜI KẾT

    Mô hình Gartley và các biến thể của chúng xuất hiện thường xuyên trên thị trường Forex, nhưng cũng rất khó để phân biệt và phân tích các mô hình. Do đó, các Trader nếu muốn nắm bắt được tối ưu giá trị mà mô hình này mang lại trong dịch, đòi hỏi bạn phải luyện tập và luyện tập. Hi vọng với những thông tin trên, các Trader của chúng ta có thể vận dụng mô hình Gartley hiệu quả và linh hoạt nhé.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *