Bạn không biết là nên mạo hiểm bao nhiêu phần trăm vốn khi đầu tư vào ngoại hối? Câu trả lời mà Hcapital dành cho bạn chính là “không bao giờ để hơn 2% rủi ro mỗi giao dịch.”
Chúng ta còn có thể gọi đây là “Quy tắc 2%” vì khi nhà giao dịch thực hiện trading thì hãy cố gắng hạn chế giảm đến 2% rủi ro cho mỗi giao dịch. Tuy nhiên, vẫn có không ít nhà giao dịch chuyên nghiệp tăng con số rủi ro lên một chút và phù hợp với tỷ lệ rủi ro mà họ có thể chi trả được.
Lợi nhuận thường đi kèm với rủi ro và nếu tỷ lệ lợi nhuận càng cao thì tỷ lệ rủi ro cũng càng nhiều. Vì vậy để tối ưu hóa được danh mục kênh đầu tư, các nhà giao dịch nên biết cách quản lý vốn của mình. Khi bạn đặt cho mình tiêu chí không bao giờ để hơn 2% rủi ro mỗi giao dịch thì quy tắc quản trị của bạn sẽ hiện đại hơn rất nhiều.
Nhưng tại sao chúng ta phải sử dụng quy tắc 2%? Tại sao là 2% mà không phải là con số khác? Và nhà giao dịch làm cách nào để trở về hòa vốn? Bài viết dưới đây sẽ trả lời tất cả câu hỏi trên của bạn.
Quy tắc 2% là gì?
Quy tắc 2% tức nghĩa các nhà giao dịch sẽ không đặt cược rủi ro nhiều hơn 2% trên tổng nguồn vốn cho mỗi lần giao dịch. Nguồn gốc của quy tắc này được bắt nguồn từ thị trường chứng khoán và nó yêu cầu nhà giao dịch vốn khả dụng của họ trong phạm 2%.
Chẳng hạn như, nhà giao dịch đang có 10.000 đô la trong tài khoản, với quy tắc 2% thì nó sẽ giới hạn mức độ rủi ro giao dịch tổn thất của bạn là 200 đô la. Các nhà giao dịch đừng lầm tưởng đây là khối lượng vị thế giao dịch, mà nó là số tiền mà bạn đặt cược vào rủi ro của mình dựa trên sự chênh lệch giữa mức giá vào lệnh và mức giá dừng lỗ.
Tại sao là 2% mà không phải là con số khác?
Nguyên tắc sống còn trong thị trường ngoại hối chính là làm cách nào để không rơi vào khoản lỗ quá lớn. Nếu bạn thua lỗ 50% thì tức nghĩa bạn phải cố gắng gấp đôi để thu hồi lại nguồn vốn đầu tư. Đó là lý do tại sao các trader nên tuân thủ không bao giờ để hơn 2% rủi ro mỗi giao dịch.
Nếu chọn thua liên tiếp 10 giao dịch với rủi ro 2% thì bạn chỉ chịu 20% tổn thất trong tài khoản. Đây là một nguồn vốn đầu tư có thể nằm trong khả năng của đại đa số nhà giao dịch. Ngoài ra, nếu hệ thống giao dịch của bạn có tỷ suất sinh lời thì Drawdown của bạn cũng xấp xỉ tầm 20%.
Trên thực tế, các nhà giao dịch thành công đều đặt quy tắc cho mình với mức rủi ro thấp hơn nhiều, thậm chí các Day Trader còn xem mức 1% là chuẩn mực. Tuy giao dịch trong ngày có mức độ rủi ro cao hơn nhưng nếu bạn chỉ cần 1 giao dịch thành công với lợi nhuận 1-1.5% thì cũng đã bù lại vốn của 1 giao dịch thua lỗ.
Mạo hiểm rủi ro 2% so với 10% giao dịch
Dựa vào hình ảnh bên dưới đây bạn sẽ thấy được sự khác nhau khi nhà giao dịch mạo hiểm 2% và mạo hiểm 10%. Nếu bạn bắt đầu với số vốn 20.000 đô la và không may nhận liên tiếp nhiều giao dịch thua liên tục thì lúc này bạn chỉ còn lại 3.002 đô la nếu bạn chịu được mức rủi ro 10%.
Lúc này đây, bạn đã phải “bay mất” 85% khoản vốn mà mình có. Nhưng nếu bạn chỉ giới hạn mức độ rủi ro của mình ở mức 2% thì bạn vẫn có 13.903 đô la, tức là chỉ mất 30% tổng tài khoản của bạn.
Nhưng điều Hcapital muốn làm rõ cuối cùng không phải dừng tại đây. Bạn hãy thử phân tích cho dù bạn chỉ thua lỗ 5 giao dịch liên tiếp thì chúng vẫn có sự khác biệt lớn trong rủi ro 2% so với 10% giao dịch. Nếu nhà giao dịch chịu rủi ro 2% thì bạn vẫn sẽ còn 18.447 đô la. Còn nếu nhà giao dịch chịu rủi ro 10% thì bạn chỉ còn 13.122 đô la. Từ dẫn chứng này, ta thấy được bạn sẽ chịu được mức thua lỗ ít hơn rất nhiều nếu áp dụng không bao giờ để hơn 2% rủi ro mỗi giao dịch.
Mục đích mà Hcapital muốn hướng đến chính là cho bạn thấy được tầm quan trọng của vấn đề quản trị rủi ro. Đồng thời, các nhà giao dịch nên học cách quản trị thiết lập mức rủi ro hợp lý cho trường hợp chờ giải ngân nhưng vẫn còn đủ vốn để đầu tư giao dịch.
Đồng thời, Hcapital tin chắc rằng không nhà giao dịch nào muốn mình bị thua lỗ 85% nhưng phải kiếm đến 566% lợi nhuận để hòa vốn. Để không rơi vào tình trạng như trên, các nhà giao dịch hãy thiết lập mức lỗ tương ứng và thấp nhất có thể bạn nhé.
Tôi phải làm thế nào để hòa vốn? Đây là câu hỏi của đại đa số trader
Nếu bạn bị mất đi một khoản vốn nhất định thì có thể tận dụng bảng minh họa dưới đây để tìm cách quay trở lại mức hòa vốn của mình.
Từ bảng tỷ lệ phần trăm trên chúng ta thấy được rằng, nếu bạn càng mất nhiều thì tỷ lệ bù lại vốn càng cao. Đồng nghĩa nhà giao dịch sẽ ngày càng bị sức ép đầu tư đè nặng vì khó khôi phục kích thước tài khoản ban đầu của bạn. Do đó, các nhà giao dịch cần phải làm mọi cách để bảo vệ tài khoản của mình.
Trong ngoại hối, không có gì là chắc chắn kế hoạch trading của bạn tốt hoặc kém như thế nào? Vì thế, cách tối ưu nhất là bạn nên kết hợp thêm các chỉ báo ông cụ tính tỷ lệ lãi và lỗ để xác định số tiền trong tài khoản của bạn đang đã thắng hay thua. Đồng thời, đây là “mẹo” được rất nhiều nhà giao dịch sử dụng để xác định phần trăm tỷ lệ hòa vốn.
Sau những nội dung trên Hcapital mong rằng bạn sẽ xác định được tỷ lệ phần trăm mạo hiểm cho riêng mình. Đặc biệt không bao giờ để hơn 2% rủi ro mỗi giao dịch để đảm bảo mình có thể sống sót sau chuỗi thua dài. Và như vậy, tài khoản của các nhà giao dịch mới không bị sụt giảm quá lớn.