Làm thế nào để tránh trường hợp tài khoản bị Margin Call

Giao dịch ký quỹ là cách để các nhà giao dịch có số vốn hạn chế có thể kiếm được lợi nhuận đáng kể (tất nhiên trái ngược với nó là thua lỗ đáng kể). Nếu bạn không hiểu khái niệm ký quỹ là gì, hoặc không biết phải làm gì khi đối mặt với một cuộc gọi ký quỹ từ sàn giao dịch của mình, thì bạn chắc chắn sẽ cháy tài khoản. Bài viết ngày hôm nay sẽ chia sẻ đến các bạn cách để trường hợp tài khoản bị Margin Call! Hãy cùng theo dõi nhé!

Làm thế nào để tránh trường hợp tài khoản bị Margin Call?

1. Biết cuộc gọi ký quỹ (Margin Call) là gì

Hiểu được cuộc gọi ký quỹ là gì và nó hoạt động như thế nào là bước đầu tiên để tránh một cuộc gọi ký quỹ.

Hầu hết những người mới đều tập trung vào các phần khác của giao dịch như các chỉ số kỹ thuật hoặc các mô hình biểu đồ, họ sẽ ít quan tâm đến các yếu tố quan trọng khác như yêu cầu ký quỹ (margin requirements), vốn chủ sở hữu (equity), số tiền ký quỹ đã sử dụng (used margin), số dư ký quỹ (free margin), và mức ký quỹ (margin level).

Nếu bạn gặp phải một cuộc gọi ký quỹ bất ngờ, điều này thường có nghĩa là bạn không có biết nguyên nhân tạo ra cuộc gọi ký quỹ đó và bạn đang mở giao dịch nhưng không xem xét các yêu cầu ký quỹ. Điều này sẽ dẫn đến thất bại trong giao dịch ngoại hối.

Cuộc gọi ký quỹ (Margin Call) xảy ra khi Mức ký quỹ (margin level) trong tài khoản của bạn giảm xuống dưới mức tối thiểu bắt buộc. Tại thời điểm này, sàn giao dịch của bạn sẽ thông báo cho bạn và yêu cầu bạn nạp thêm tiền vào tài khoản nhằm đáp ứng yêu cầu ký quỹ tối thiểu.

Ngày nay, quá trình này được tự động hóa, nên sàn giao dịch của bạn có thể sẽ thông báo cho bạn qua email hoặc tin nhắn, thay vì là một cuộc điện thoại thực tế.

Thị trường vẫn đang trải qua các đợt call margin, force sell | Tin nhanh chứng khoán

2. Biết các yêu cầu ký quỹ là gì (ngay cả trước khi bạn đặt BẤT KỲ lệnh nào).

Biết các yêu cầu ký quỹ TRƯỚC KHI mở một giao dịch là rất quan trọng. Khái niệm về cuộc gọi ký quỹ thường ít được các nhà giao dịch quan tâm, đặc biệt là khi họ đang đặt lệnh chờ.

Thông thường, các nhà giao dịch có xu hướng đặt một lệnh với sàn giao dịch và lệnh này luôn được mở cho đến khi đạt đến giá giới hạn hoặc cho đến khi lệnh chờ hết hạn.

Khi bạn đặt một lệnh chờ, tài khoản giao dịch sẽ không bị ảnh hưởng, vì ký quỹ không được áp dụng cho các lệnh đang chờ. Tuy nhiên, điều này có thể khiến tài khoản giao dịch của bạn gặp rủi ro.

Nếu bạn không chú ý mức ký quỹ của mình, khi lệnh này được thực hiện, nó có thể dẫn đến một cuộc gọi ký quỹ.

Để tránh trường hợp như vậy, bạn cần xem xét các yêu cầu về ký quỹ trước khi đặt lệnh. Bạn phải tính toán số tiền ký quỹ sẽ được khấu trừ từ số tiền ký quỹ tự do của bạn, bạn cần có một khoản tiền ký quỹ bổ sung cho các giao dịch của bạn.

Khi bạn mở nhiều lệnh chờ, nó có thể dẫn đến một cuộc gọi ký quỹ. Để tránh thảm kịch như vậy, điều quan trọng là bạn phải hiểu các yêu cầu ký quỹ tối thiểu cho mỗi lệnh.

3. Sử dụng các lệnh stop loss hoặc lệnh trailing stop để tránh Margin Call.

Nếu bạn không biết lệnh stop loss là gì, thì bạn chưa phải là một nhà giao dịch thực thụ.

Tuy nhiên, chúng tôi cũng muốn nhắc lại rằng, lệnh stop loss về cơ bản là một lệnh dừng được gửi đến sàn giao dịch dưới dạng lệnh đang chờ xử lý. Lệnh này sẽ được kích hoạt khi giá di chuyển ngược lại so với giao dịch của bạn.

Sử dụng các lệnh stop loss hoặc lệnh trailing stop để tránh Margin Call

Ví dụ: Nếu bạn mua 1 mini lot của cặp tiền USD/JPY ở mức 110,50 và bạn đặt stop loss ở 109,50.

Điều này có nghĩa là khi USD/JPY giảm xuống còn 109,50, lệnh stop loss của bạn sẽ được kích hoạt. Vị thế mua của bạn sẽ bị đóng với mức lỗ 100 pips hoặc 100 USD.

Nếu bạn giao dịch KHÔNG có lệnh stop loss, thì khi USD/JPY tiếp tục giảm, tại một thời điểm nào đó, tùy thuộc vào số tiền bạn có trong tài khoản của mình, bạn sẽ nhận được một cuộc gọi ký quỹ.

Lệnh stop loss hoặc lệnh trailing stop sẽ giúp bạn ngăn cản việc lỗ nhiều hơn, đồng thời giúp ngăn chặn việc nhận được một cuộc gọi ký quỹ (Margin Call).

4. Scale (bổ sung) vị thế thay vì vào lệnh với khối lượng lớn cùng một lúc.

Một lý do khác khiến một số nhà giao dịch phải kết thúc với một cuộc gọi ký quỹ là họ đánh giá sai sự chuyển động của giá.

Ví dụ: Bạn nghĩ rằng GBP/USD đã tăng quá cao và quá nhanh, bạn tin rằng giá sẽ không thế tăng cao hơn nữa, vì vậy bạn mở một vị thế bán KHỔNG LỒ.

Kiểu giao dịch quá tự tin này sẽ tăng xác suất kích hoạt một cuộc gọi ký quỹ. Để tránh điều này, thì bạn nên xây dựng chiến lược bổ sung vị thế (được gọi là “scale in”.

Thay vì giao dịch với 4 mini lot ngay lập tức, thì bạn nên bắt đầu với 1 mini lot. Sau đó, bạn có thể bổ sung vị thế (hoặc “scale in” vào vị thế) khi nhận thấy giá đang di chuyển có lợi cho bạn.

Trong khi bạn tiếp tục thêm các vị thế mới, bạn cũng có thể bắt đầu di chuyển các lệnh stop loss trên các vị thế trước đó, nhằm giảm các khoản lỗ hoặc chốt lời tiềm năng.

Mặc dù điều này thường có nghĩa là bạn sẽ phải phân bổ nhiều vốn hơn do yêu cầu ký quỹ lớn hơn, nhưng việc bổ sung vị thế ở các mức giá khác nhau và sử dụng các mức stop loss khác nhau có nghĩa là rủi ro thua lỗ trên giao dịch sẽ được chia nhỏ hơn, điều này sẽ làm giảm xác suất của cuộc gọi ký quỹ (khi so sánh với việc mở tất cả một vị thế lớn hơn cùng một lúc).

5. Bạn đang là một nhà giao dịch biết quản lý rủi ro.

Sẽ không có gì lạ khi bạn nghe kể về một nhà giao dịch nào đó phải nhận một cuộc gọi ký quỹ (Margin Call) và anh ta không biết chuyện gì đã xảy ra. Những nhà giao dịch này là kiểu nhà giao dịch chỉ tập trung vào số tiền họ có thể kiếm được và không biết họ đang làm cái quái gì và không hiểu hết những rủi ro khi giao dịch.

Đây là điều tối kỵ khi giao dịch!

Quản lý rủi ro nên là ưu tiên hàng đầu của bạn, không phải lợi nhuận.

Quản lý rủi ro đóng vai trò rất quan trọng, bạn cần phải tìm hiểu về nó trước khi giao dịch (nếu không muốn bị cháy tài khoản).

Kết luận

Như vậy, có 5 cách để giúp bạn tránh một cuộc gọi ký quỹ (Margin Call). Hãy luôn chú ý đến các cặp tiền tệ bạn đang giao dịch và yêu cầu ký quỹ tối thiểu. Bạn cần biết khi nào nên cắt lỗ để giảm thiểu rủi ro khi giao dịch.

Quan trọng hơn, bạn cần am hiểu về sự biến động trên thị trường và luôn cảnh giác với các tin tức, sự kiện có thể làm giá biến động – điều có thể khiến tài khoản của bạn gặp rủi ro với một cuộc gọi ký quỹ.

Hãy nhớ rằng, là một nhà nhà giao dịch, bạn nên ưu tiên cho quản lý rủi ro hơn lợi nhuận. Chúc bạn thành công!

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *