Một hệ thống giao dịch Forex hiệu quả không chỉ đơn thuần là có quy tắc hoặc chúng tập hợp các thủ thuật giúp cho người đầu tư vào và thoát khỏi thị trường đúng lúc.
Để hiểu hơn về yếu tố này, hôm nay Hcapital sẽ hướng dẫn bạn 6 bước thiết kế hệ thống giao dịch trong thị trường ngoại hối.
Thông thường một hệ thống giao dịch tối ưu nhất khi và chỉ khi chúng có tính cá nhân hóa và dành riêng cho từng trader. Hay nói cách khác, việc thiết kế hệ thống giao dịch không mất quá nhiều thời gian nhưng bạn tốn ít nhất 6 tháng để thử nghiệm chúng.
Do đó, với 6 bước thiết kế hệ thống giao dịch trong thị trường ngoại hối bên dưới đây đòi hỏi bạn phải thật sự kiên nhẫn. Bởi hệ thống giao dịch chính là kim chỉ nam tuyệt vời dẫn bạn đến với thành công Forex.
Bước 1: Chọn khung thời gian – Time Frame
Đầu tiên các nhà giao dịch cần xác định phong cách giao dịch theo khung thời gian của mình, bạn có phải là người ưa thích xem biểu đồ trong ngày, tuần, tháng hoặc thậm chí biểu đồ năm?
Nếu bạn trả lời được câu hỏi này tức nghĩa bạn đã chọn được khung thời gian trading của mình. Tuy các nhà giao dịch có thể trải nghiệm trên nhiều khung thời gian khác nhau nhưng tốt nhất bạn vẫn nên xác định cho mình một time frame để tìm kiếm tín hiệu giao dịch.
Bước 2: Xác định chỉ báo xu hướng
Do mục tiêu đề ra là xác định xu hướng càng sớm càng tốt, do đó bạn hãy lựa chọn các chỉ báo tương thích với nó nhé. Và đường trung bình động MA chính là chỉ báo được ưu tiên hàng đầu.
Cụ thể hơn là các nhà giao dịch sẽ sử dụng 2 đường MA (1 nhanh và 1 chậm) và chờ đợi tín hiệu cho đến khi 2 đường trung bình động này bắt chéo vào nhau. Vì đây là một trong những chỉ báo đơn giản và nhanh nhất để nhà giao dịch xác định xu hướng.
Và tất nhiên không chỉ có đường trung bình động MA được dùng làm chỉ báo, bạn có thể chọn thêm nhiều công cụ khác. Nếu bạn cần thêm thông tin về những chỉ báo hiệu quả còn lại thì có thể tham khảo bài viết của Hcapital nhé.
Bước 3: Chọn các chỉ báo xác định xu hướng
Mục tiêu thứ 2 của việc thiết kế hệ thống giao dịch trong ngoại hối là làm thế nào để tránh được những nơi có biến động giá cao và không rơi vào vùng tín hiệu quả mạo.
Để đạt được mục tiêu này, các nhà giao dịch có thể sử dụng các chỉ báo như MACD, Stochastic và RSI. Những chỉ báo này được xem là công cụ hỗ trợ đắc lực nhất dành cho trader.
Nếu bạn đã gắn kết với thị trường ngoại hối về lâu về dài thì chắc hẳn bạn đã có thể chọn cho mình chỉ báo yêu thích. Nếu bạn chỉ mới tham gia vào thị trường ngoại hối thì có thể trải nghiệm để chọn chỉ báo xác định xu hướng phù hợp nhất.
Bước 4: Dự trù các rủi ro mà nhà giao dịch có thể gặp phải
Điều tiên quyết nhất khi thiết kế hệ thống giao dịch trong ngoại hối là bạn phải dự trù được tài khoản của mình có bao nhiêu tiền và bạn sẽ sẵn sàng chi trả bao nhiêu nếu trading thua lỗ.
Trong đầu tư, chẳng ai muốn nhắc đến từ thua lỗ nhưng nếu là một Trader Forex thực thụ bạn phải thường xuyên cân nhắc và biết quản lý về vấn đề tài chính của mình. Và hầu hết các nhà giao dịch thành công đều sẽ suy nghĩ liệu mình sẽ mất bao nhiêu tiền trước khi nhận lại được bao nhiêu lợi nhuận.
Do khả năng đầu tư khác nhau nên nguồn vốn chôn vào ngoại hối của mỗi người cũng khác nhau. Do đó, bạn phải tự quyết định và dự trù rủi ro này. Nếu bạn chưa biết làm thế nào để quản lý vốn hiệu quả thì có thể tham khảo thêm các bài viết khác tại Hcapital nhé.
Bước 5: Xác định điểm vào lệnh và điểm thoát lệnh
Điểm vào lệnh
Trên thực tế có rất nhiều nhà giao dịch thích vào lệnh khi chỉ báo của họ đưa ra những tín hiệu “ngon lành”. Tuy nhiên vẫn có không ít nhà giao dịch thích an toàn hơn và chọn điểm vào lệnh khi nến đóng, mặc dù khoản lợi nhuận sẽ ít hơn.
Đây có thể là phong cách giao dịch của mỗi người và bạn thấy mình phù hợp với thời điểm nào thì chọn thời điểm ấy. Ví dụ như hình ảnh bên dưới đây là kết quả giao dịch của Pip Surfer và ông chọn điểm vào lệnh khi nến đóng bên dưới đường hỗ trợ.
Điểm thoát lệnh
Đây là điểm bạn xác định “dừng cuộc chơi”. Nếu giá di chuyển theo hướng có lợi và đúng như kỳ vọng của bạn ở cột mốc X thì đây là thời điểm bạn thoát lệnh.
Tuy nhiên, việc tính toán điểm cắt lỗ và thoát lệnh này tùy thuộc vào từng nhà giao dịch lựa chọn mức hỗ trợ, kháng cự. Hoặc thậm chí cũng có không ít nhà giao dịch lựa chọn công cụ Fibonacci để tìm điểm thoát lệnh cho giao dịch của mình.
Mặc khác, các nhà giao dịch còn có thể chọn điểm thoát lệnh dựa vào bộ tiêu chí nhất định. Và nếu thị trường xuất hiện các tín hiệu chỉ báo như trong tiêu chí của bạn đã đặt ra thì bạn có thể ngay lập tức đặt điểm thoát lệnh.
Bước 6: Viết ra những quy tắc trong hệ thống giao dịch ngoại hối của bạn
Đây là bước quan trọng nhất và cũng là bước cuối cùng để thiết kế hệ thống giao dịch trong thị trường ngoại hối. Nhà giao dịch cần chú tâm viết ra bộ quy tắc và luôn tuân theo chúng một cách nhất quán.
Nếu muốn thành công trong trading thì bắt buộc bạn phải có tính kỷ luật và đảm bảo rằng mình sẽ làm theo những gì đã đề ra. Và sẽ không có bất kỳ hệ thống giao dịch Forex nào phù hợp với bạn cho đến khi bạn tuân theo quy tắc của chúng.
Làm thế nào để kiểm tra hệ thống giao dịch có hiệu quả hay không?
Đây là câu hỏi của rất nhiều trader khi thiết kế hệ thống giao dịch trong thị trường ngoại hối. Sau đây Hcapital sẽ cung cấp cho bạn 3 phương pháp kiểm tra sau:
- Ghi lại nhật ký trading của mình.
- Ghi lại các lệnh thắng và thua của mình mỗi ngày. Nếu kết quả đúng như kỳ vọng của bạn thì nhà giao dịch có thể chuyển sang tài khoản demo để thử trải nghiệm chúng.
- Trải nghiệm giao dịch hệ thống trong tài khoản demo ít nhất là 2 tháng. Sau khoảng thời gian này chắc chắn bạn sẽ biết được liệu hệ thống giao dịch này có phù hợp với mình không. Nếu hệ thống vẫn hoạt động tốt thì bạn có thể chuyển sang tài khoản LIVE.
Kết luận
Trên đây là những thông tin “tất tần tật” về 6 bước thiết kế hệ thống giao dịch trong thị trường ngoại hối. Hy vọng bạn sẽ áp dụng thành công và đạt nhiều thành tích nổi bật khi giao dịch Forex nhé.